29 tháng 11, 2011

Je n'ai pas changé-đăng trên sonthan.blogspot.com


NGHE ĐỖ PHƯỚC THANH HÁT NHẠC PHÁP




JE N’AI PAS CHANGÉ
Je n'ai pas changé
Je suis toujours ce jeune homme étranger
Qui te chantait des romances
Qui t'inventait des dimanches
Qui te faisaient voyager

Je n'ai pas changé
 
Je suis toujours ce garçon un peu fou
Qui te parlait d'Amérique
Et n'était pas assez riche
Pour t'emmener à Corfou

Refrain:
 
Et toi non plus tu n'as pas changé
Toujours le même parfum léger
Toujours le même petit sourire
Qui en dit long sans vraiment le dire
Non toi non plus tu n'as pas changé
J'avais envie de te protéger
De te garder de t'appartenir
J'avais envie de te revenir

Je n'ai pas changé
 
Je suis toujours l'apprenti baladin
Qui t'écrivait des poèmes
Qui commençait par “ je t'aime “
Et finissait par “ aimer ”

Je n'ai pas changé
 
Je prends toujours le chemin qui me plaît
Un seul chemin sur la terre a réussi à me plaire
Celui qu'ensemble on suivait
LỜI VIỆT ( Phạm Duy )
Anh vẫn không đổi thay !
Anh vẫn như cũ, tên lãng du trong đời em.
Em vẫn e ấp nuôi trong tim
Câu ân ái, ôi biết bao nhiêu tháng năm
Em đã âu yếm dâng tặng anh.
Anh vẫn không đổi thay !
Anh vẫn như thế, anh vẫn yêu như người say.
Anh vẫn giơ cánh tay ôm em
Anh mơ anh có ngay đôi cánh chim
Ta sẽ bay tới khung trời êm.
CHORUS
Và em cũng thế ! Có đổi khác gì mấy !
Một nàng tiên nữ, thân hình vẫn nhỏ bé.
Nụ cười hồn nhiên, môi mọng xinh còn kia.
Và hồn say đắm, ta nhìn nhau như thế.
Tình ta vẫn thế, vẫn bừng như lửa sáng
Cuộc đời đã thoáng bay tựa gió mùa thu.
Tình còn nồng thơm như loài hoa rừng mơ
Nhạc tình còn tấu, cho bền lâu tình ta !
. . . . .
Anh vẫn không đổi thay !
Anh vẫn khao khát như mới yêu em, đầu tiên.
Anh vẫn ve vuốt câu thương yêu
Câu ân ái, anh vẫn chưa quên mối duyên
Anh đã âu yếm, dâng tặng em !
Anh vẫn không đổi thay !
Anh vẫn đi mãi, đi mãi trên con đường xa
Anh vẫn ao ước cho đôi ta, tuy xa vắng
Nhưng vẫn như trong tấc gang
Anh sẽ thương nhớ em nghìn năm.

31 tháng 10, 2011

D'ray Nur ngẫu hứng





                              Dòng nước mãi bởi tình em bất tận. 
                              Hành trình thơm hương gió núi, mây ngàn,

                              Tia  chiều nhuộm đỏ lá vàng.

                              Bên em một chút nhẹ nhàng như sương.

                              Tơ trời dăm sợi vấn vương

                               Lời em như đã tỏ tường muội mông,

                               Một chút bụi nước, một chút nắng hồng

                               Lung linh bảy sắc cầu vòng ngang đây.
               IMG_9886


                                   BMT, 10-2011

D'ray Nur ngẫu hứng




          Dòng nước mãi bởi tình em bất tận. 



              Hành trình thơm hương gió núi, mây ngàn,






Tia  chiều nhuộm đỏ lá vàng.


    Bên em một chút nhẹ nhàng như sương



Tơ trời dăm sợi vấn vương

   Lời em như đã tỏ tường muội mông,

       Một chút bụi nước, một chút nắng hồng

       Lung linh bảy sắc cầu vòng ngang đây.
               IMG_9886

             Thác Đray Nur nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột 25 km đi theo quốc lộ 14, qua thủy điện Buôn Kôp gần 3 km và đây là một ngọn thác hùng vĩ mà thiên nhiên đã ban tặng cho Đăk Lăk. Thác Đray Nur là thác trung nguồn nằm trong hệ thống 3 thác: Gia Long - Đray Nur - Dray Sáp của sông Serepôk, tỉnhĐắk Nông. Đray Nur nghĩa là thác cái. Vì thế thác còn có tên thông tục là thác Vợ, thác này cũng được gọi Đray Nur thượng như thác Thác Gia Long phần Đray Nur hạ nằm ở tỉnh Đắk Nông. Đray Nur nằm ngay cạnh Thác Đray Sápthuộc tỉnh Đăk Nông và chỉ cách Đray Sáp một đoạn cầu treo bắt qua dòng sông Serepôk. Cả hai cùng là những thác nước đẹp và hùng vĩ. Thác Đray Nur được ít người biết đến vì lầm tưởng nằm trong cụm thác Đray Sáp nhưng thực ra khi đến đây dòng sông Serepốk chia ra làm 2 nhánh nhỏ đổ xuống hai dòng thác và nhập lại ở phía dưới, cách đó không xa.


               Là sự kết hợp giữa 2 dòng sông, sông Krông Ana (sông cái) và sông Krông Nô (sông đực), hai dòng sông hòa trộn quấn quýt bên nhau tạo thành dòng sông Serepôk huyền thoại ở Tây Nguyên.Đến với Đray Nur, cảm giác đầu tiên đến với bạn là một ngọn thác hùng vĩ, thác có chiều dài trên 250m, chiều cao trên 30m, trãi rộng khoảng 150m. Bọt tung trắng xóa, hơi nước ngập tràn khiến quang cảnh xung quanh thác nên thơ.Nhưng hấp dẫn nhất không phải là việc chiêm ngưỡng thác mà là khám phá, tìm kiếm cảm giác mạnh trong hang động gần 3.000m2 phía sau thác.Nhìn màn nước mạnh mẽ, ào ạt đỗ từ trên cao xuống, không ít người rùng mình. Nhưng đối với những người yêu cảm giác mạnh, có thể trải qua cảm giác phiêu lưu khi lao thẳng người qua màn nước, cảm nhận cái rát của nước khi dội vào đầu, vào vai. Cảm giác từ một nơi tràn ngập ánh sáng, chìm trong bóng tối của hang động. Độ an toàn của việc lao vào màn nước được đảm bảo khá cao với những chiếc áo phao cho du khách mặc vào người và những tay bơi chuyên nghiệp được bố trí gần đó. Ngoài ra, thác còn đặc biệt bởi vì phía sau làn nước đổ xuống có một hang động lớn. Vì thế người ta có thể đi vào phía trong của dòng nước đổ xuống từ bên này sang bên kia mà không bị ướt áo.Khi đứng từ bên trong hang động nhìn ra những tường nước dài bao bọc phía trước, ánh sáng mờ ảo soi những tảng đá hình thù kỳ dị.


           Khác với những ngọn thác khác ở cao nguyên này, thác Đray Nur gắn với hai truyền thuyết khác nhau, với hai cách giải thích tên khác nhau. Với giải thích Đray Nur - nghĩa là thác cái, thác vợ - thác gắn liền với mối tình “Romeo và Juliet” của núi rừng. Chuyện kể rằng, ngày xưa có một đôi trai gái của hai bản khác nhau yêu nhau tha thiết nhưng do hai bản có xung đột với nhau nên tìm đủ mọi cách ngăn cấm. Không nhận được sự cảm thông của dân làng, không thể hòa giải xung đột giữa hai bản, vào một đêm trăng, cả hai đã nhảy xuống sông để trọn đời bên nhau. Tức giận vì sự ích kỷ của dân làng dẫn đến quyết định sai lầm của đôi trẻ, trời nổi cơn giông bão, nước cuồn cuộn dâng cao, chia sông thành hai nhánh, ngăn cách đường đi của 2 dòng tộc. Truyền thuyết khác lại bắt nguồn từ hang động phía sau thác, nơi được cho là nơi ở của vua thủy tề. Ngày xưa vua Thủy Tề có một đứa con trai tên là Nur, chàng hoàng tử rất khôi ngô tuấn tú và rất thích chu du ngắm cảnh. Một ngày nọ, chàng gặp 2 nàng công chúa, con của vị vua vùng đất mình ngang qua. Hai nàng rất xinh đẹp nhưng do vua cha mất sớm nên cuộc sống trở nên nghèo khó, phải đào củ mài mà ăn. Thương hai nàng vất vả, chàng theo nàng về nhà, làm phép để thạp gạo trong nhà đầy tràn, và sống hạnh phúc cùng hai nàng. Một thời gian sau, chàng nhớ vua cha, muốn về thủy cung thăm người. Nhưng công chúa, vợ chàng lo sợ nếu chồng đi thì sẽ rất lâu, thậm chí không trở về nên tìm đủ mọi cách giữ chàng, một bước không rời. Không còn cách nào khác, chàng đành hóa thân thành con dũi vàng, vượt màn nước vào động thăm cha. Người vợ cứ đứng đợi bên ngoài, đợi mãi, đợi mãi vẫn không thấy Nur trở lại. Từ đó, người dân nơi đây gọi ngọn thác này là Dray Nur, nghĩa là thác con dũi vàng. Hai truyền thuyết khác nhau nhưng những dòng nước lao từ những vách đá thẳng đứng, vỡ ra từng giọt, tung tóe vào nhau, xô đẩy nhau của thác lại giống nhau ở một điểm, đó là tựa như những giọt nước mắt khóc kẻ ở người đi.
                                                                                             ( Theo Wikipedia )



SlideShow Je n'ai pas change



JE N’AI PAS CHANGÉ
Je n'ai pas changé
Je suis toujours ce jeune homme étranger
Qui te chantait des romances
Qui t'inventait des dimanches
Qui te faisaient voyager

Je n'ai pas changé
 
Je suis toujours ce garçon un peu fou
Qui te parlait d'Amérique
Et n'était pas assez riche
Pour t'emmener à Corfou

Refrain:
 
Et toi non plus tu n'as pas changé
Toujours le même parfum léger
Toujours le même petit sourire
Qui en dit long sans vraiment le dire
Non toi non plus tu n'as pas changé
J'avais envie de te protéger
De te garder de t'appartenir
J'avais envie de te revenir

Je n'ai pas changé
 
Je suis toujours l'apprenti baladin
Qui t'écrivait des poèmes
Qui commençait par “ je t'aime “
Et finissait par “ aimer ”

Je n'ai pas changé
 
Je prends toujours le chemin qui me plaît
Un seul chemin sur la terre a réussi à me plaire
Celui qu'ensemble on suivait
LỜI VIỆT ( Phạm Duy )
Anh vẫn không đổi thay !
Anh vẫn như cũ, tên lãng du trong đời em.
Em vẫn e ấp nuôi trong tim
Câu ân ái, ôi biết bao nhiêu tháng năm
Em đã âu yếm dâng tặng anh.
Anh vẫn không đổi thay !
Anh vẫn như thế, anh vẫn yêu như người say.
Anh vẫn giơ cánh tay ôm em
Anh mơ anh có ngay đôi cánh chim
Ta sẽ bay tới khung trời êm.
CHORUS
Và em cũng thế ! Có đổi khác gì mấy !
Một nàng tiên nữ, thân hình vẫn nhỏ bé.
Nụ cười hồn nhiên, môi mọng xinh còn kia.
Và hồn say đắm, ta nhìn nhau như thế.
Tình ta vẫn thế, vẫn bừng như lửa sáng
Cuộc đời đã thoáng bay tựa gió mùa thu.
Tình còn nồng thơm như loài hoa rừng mơ
Nhạc tình còn tấu, cho bền lâu tình ta !
. . . . .
Anh vẫn không đổi thay !
Anh vẫn khao khát như mới yêu em, đầu tiên.
Anh vẫn ve vuốt câu thương yêu
Câu ân ái, anh vẫn chưa quên mối duyên
Anh đã âu yếm, dâng tặng em !
Anh vẫn không đổi thay !
Anh vẫn đi mãi, đi mãi trên con đường xa
Anh vẫn ao ước cho đôi ta, tuy xa vắng
Nhưng vẫn như trong tấc gang
Anh sẽ thương nhớ em nghìn năm.

SlideShow Je n'ai pas change



JE N’AI PAS CHANGÉ
Je n'ai pas changé
Je suis toujours ce jeune homme étranger
Qui te chantait des romances
Qui t'inventait des dimanches
Qui te faisaient voyager

Je n'ai pas changé
 
Je suis toujours ce garçon un peu fou
Qui te parlait d'Amérique
Et n'était pas assez riche
Pour t'emmener à Corfou

Refrain:
 
Et toi non plus tu n'as pas changé
Toujours le même parfum léger
Toujours le même petit sourire
Qui en dit long sans vraiment le dire
Non toi non plus tu n'as pas changé
J'avais envie de te protéger
De te garder de t'appartenir
J'avais envie de te revenir

Je n'ai pas changé
 
Je suis toujours l'apprenti baladin
Qui t'écrivait des poèmes
Qui commençait par “ je t'aime “
Et finissait par “ aimer ”

Je n'ai pas changé
 
Je prends toujours le chemin qui me plaît
Un seul chemin sur la terre a réussi à me plaire
Celui qu'ensemble on suivait
LỜI VIỆT ( Phạm Duy )
Anh vẫn không đổi thay !
Anh vẫn như cũ, tên lãng du trong đời em.
Em vẫn e ấp nuôi trong tim
Câu ân ái, ôi biết bao nhiêu tháng năm
Em đã âu yếm dâng tặng anh.
Anh vẫn không đổi thay !
Anh vẫn như thế, anh vẫn yêu như người say.
Anh vẫn giơ cánh tay ôm em
Anh mơ anh có ngay đôi cánh chim
Ta sẽ bay tới khung trời êm.
CHORUS
Và em cũng thế ! Có đổi khác gì mấy !
Một nàng tiên nữ, thân hình vẫn nhỏ bé.
Nụ cười hồn nhiên, môi mọng xinh còn kia.
Và hồn say đắm, ta nhìn nhau như thế.
Tình ta vẫn thế, vẫn bừng như lửa sáng
Cuộc đời đã thoáng bay tựa gió mùa thu.
Tình còn nồng thơm như loài hoa rừng mơ
Nhạc tình còn tấu, cho bền lâu tình ta !
. . . . .
Anh vẫn không đổi thay !
Anh vẫn khao khát như mới yêu em, đầu tiên.
Anh vẫn ve vuốt câu thương yêu
Câu ân ái, anh vẫn chưa quên mối duyên
Anh đã âu yếm, dâng tặng em !
Anh vẫn không đổi thay !
Anh vẫn đi mãi, đi mãi trên con đường xa
Anh vẫn ao ước cho đôi ta, tuy xa vắng
Nhưng vẫn như trong tấc gang
Anh sẽ thương nhớ em nghìn năm.

9 tháng 8, 2011

Cố NSND Y Moan Enuôl và các bạn Vinagas Tây Nguyên



Những Videoclip về NSND Y Moan Enuôl và các bạn Vinagas Tây Nguyên



SlideShow  NSND Y Moan Enuôi và các bạn Vinagas Tây Nguyên:


Anh muốn sống bên em trọn đời (hát mộcở nhà Y Moan )



Đôi chân trần (hát mộc ở nhà Y Moan ):


Đôi mắt Pleiku (hát mộc ở nhà Y Moan ):






Giấc mơ Chapi (hát mộc ở nhà Y Moan ):




Y Moan hát trong chuyến CTXH ở Đức cơ-Gia lai:




Y Moan hát trong chuyến CTXH ở Đức cơ-Gia lai  (2):





Nói chuyện với Y Moan :



NS.Nguyễn Cường nói chuyện vui ở nhà Y Moan :

                   

8 tháng 3, 2011

Lời kêu gọi nhân ngày 8-3

         1-Lời kêu gọi gửi phụ nữ nhân ngày 8.3 

              Lê Hoàng/Báo Thanh niên
            Hỡi các quý bà, quý cô!
            Hỡi những người tin chắc mình là quý bà, quý cô!
          Hôm nay là 8.3. Là ngày mà các bà khẳng định sự thống trị của mình bằng trăm ngàn cách thức. Kẻ thì mặc quần áo đẹp, vênh váo đi ngoài đường, kẻ thì ngồi gác chân lên ghế xem tivi hoặc xem tạp chí thời trang, trong khi chồng, con quần quật trong bếp. Có kẻ, ghê hơn nữa, nằm hưởng thụ trong phòng mát-xa, trên lưng có mười ký đá nóng và trên đầu có sáu mảnh khăn lạnh, trong lúc chồng, con hớt hải ngoài đường.


             Hỡi các quý bà, quý cô!
        Các bà tưởng chỉ có mình là thông minh ư? Tưởng rằng tất cả đàn ông đều ngốc hay tất cả trai trẻ đều ngây thơ ư? Các bà nhầm. Nhầm một cách dã man.
        Đã từ lâu, toàn thế giới bị các bà lừa. Toàn thế giới cứ tưởng rằng phụ nữ khổ lắm, vất vả lắm, đàn ông con trai lười biếng, ích kỷ lắm, và mỗi năm họ chỉ dành một ngày cho phụ nữ là rất bất công hay rất đáng thương.
        Chỉ có những kẻ nhẹ dạ, nhìn cuộc sống một cách cẩu thả, mới kết luận vội vàng như thế. Sự thật, đàn ông chúng tôi đã bị các bà tước đoạt, bóc lột, thậm chí lạm dụng, không phải một ngày mà cả một đời.
        Có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng từ khi sinh ra đến lúc lìa bỏ, không giây nào, không phút nào và không hành vi nào của đàn ông mà không bị, không do phụ nữ chi phối, điều khiển, cướp đoạt.
        Đàn ông học hành để làm gì? Để có kiến thức, từ kiến thức sẽ có lương cao. Nhưng xin hỏi các bà, lương cao mang về cho ai? Nếu không phải vợ, bồ hay bạn gái? Đã có anh nào mang tiền lương nộp cho voi, kỳ đà hay cá sấu chưa? Chắc chắn chưa! Họ chỉ nộp cho phụ nữ, không ở dạng nọ thì cũng dạng kia.
        Đàn ông rèn luyện thân hình, tập tạ, bơi lội, leo dây, đá bóng để làm gì? Để khoe cơ thể săn chắc cho ai coi? Cho chim chóc và cây cỏ à? Đàn ông đánh răng bằng kem hảo hạng cho răng chắc khỏe, gội đầu bằng dầu số một cho hết gàu, tắm bằng sữa tắm đắt tiền cho có mùi nam tính là nhằm mục đích chi nếu không phải mục đích để các bà thưởng thức?
        Ngay cả những hành động riêng tư nhất như hút thuốc lá, uống rượu bia, nếu xét cho kỹ, đàn ông cũng vì phụ nữ mà làm cả. Uống rượu để say, say để dám thổ lộ tình yêu một cách bạo dạn. Hút thuốc để chứng tỏ mình trưởng thành, trưởng thành để có bạn gái được nhanh hơn. Bất cứ ai có chút văn hóa hoặc có chút lương tri đều hiểu điều đó, chỉ có các bà cố tình làm ngơ.
        Rồi đàn ông đọc thơ, đàn ông ca hát, đàn ông gảy đàn cho ai xem? Nếu trời mưa, có một đàn ông ôm bó hoa đứng dưới cột đèn thì chắc chắn là chờ đàn bà. Nếu trời nắng, có một đàn ông phóng xe mướt mồ hôi, trên xe treo một chiếc bánh kem thì toàn nhân loại đều biết cái bánh đó sẽ cho một cô gái ăn. Nếu trời không mưa không nắng mà mát mẻ, có một chàng trai đứng khóc bên vỉa hè thì chắc chắn chàng trai đó mới bị một cô gái bỏ rơi.
        Rõ ràng vì đàn bà, bao nhiêu năm nay, từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, từ thế hệ nọ nối tiếp thế hệ kia, đàn ông đã lên vũ trụ, lên núi cao, lặn xuống biển sâu, rửa bát, quét nhà, giặt đồ, nấu cơm, sửa chữa bàn ghế… không từ bất cứ một công việc gì, dù vĩ đại hay nhỏ nhặt, dù cao quý hay tầm thường. Rất, rất nhiều những đàn ông đã kết hợp cả hai loại việc đó trong cả cuộc đời mình, chỉ với một mục đích là không để đàn bà buồn hoặc không để đàn bà cằn nhằn, la hét, mà cằn nhằn và la hét vốn là những thứ các bà chả được ai khuyên vẫn hay dùng.
        Tóm lại, từ lúc sinh ra cho đến hơi thở cuối cùng, từ đồng lương đầu tiên cho tới đồng xu trong túi, đàn ông đều cho, tặng, dâng hiến hay bị đàn bà tước đoạt. Không ở đâu, không phút nào và không cách nào đàn ông thoát khỏi điều đó. Thậm chí, càng đẹp trai, càng giàu có, càng thành đạt lại càng bị đàn bà khai thác một cách tàn bạo và khốc liệt.
        Thế mà đi đâu, ở đâu, lúc nào, các bà cũng kêu ca, cũng than thở, cũng nhăn nhó, quên phắt rằng nhăn nhó chả đẹp gì. Các bà tuyên bố đàn ông tham lam, đàn ông lười biếng, đàn ông vô tâm và đàn ông keo kiệt. Quà tặng ít, tiền bạc ít và thời gian cũng ít, chỉ có mỗi một ngày 8.3 trong năm.
                  Hỡi các quý bà, quý cô!
        Hãy trả cho thế giới sự thật, hãy công nhận rằng không phải một ngày, mà cả một đời, đàn ông đã bị các cô, các bà chiếm đoạt. 8.3 không phải 24 tiếng đồng hồ. Nó là một ngày dài hơn thế kỷ, là quãng thời gian mà vì nó, bao nhiêu trai tráng và ông già đã hy sinh.
-------------------------------------------------------------------------------------------            

   
   2-Lời kêu gọi đàn ông nhân ngày 8/3  

                       Lê Hoàng/Báo Thanh niên 
                  Viết lúc 2:14 chiều 06/03/2011
                             Hỡi anh em.

       Lại một lần nữa, cái ngày đáng sợ ấy sắp tới. Không thể thoát được nó, không thể hoãn được nó, càng không thể chạy trốn nó. Vậy chúng ta hãy đứng sát vào nhau, hãy nắm chặt tay và đối diện với nó một cách anh hùng.
                            Thưa anh em.
       Có bất công không? Khi trong suốt cuộc đời vất vả, nặng nhọc đầy gian lao chúng ta không có một ngày dành cho mình. Đã từ lâu, cái thế giới mỏng manh này có ngày chống thuốc lá, ngày phòng si-đa, thậm chí có cả ngày cúm gà mà vẫn làm ngơ, không dành cho đàn ông một hôm nào cả.
       Vì sao thế? Và đã từ lâu, thế giới bị phụ nữ thao túng mất rồi. Từ trong nhà ra đường phố, từ công ty tới bệnh viện, phụ nữ đã tràn ngập, đã cai quản, đã ra lệnh. Chúng ta mặc gì, chúng ta ăn gì, chúng ta đi đâu, quan hệ với ai, kiếm ra tiền và cất ở chỗ nào đều bị phụ nữ kiểm soát, bắt bớ, theo dõi và tra khảo. Vậy phụ nữ là ai?
       Về bản chất, phụ nữ cũng là con người như chúng ta. Nghĩa là cũng thích ăn, thích uống, thích vui chơi và tụ tập đàn đúm (khoản sau cùng này thì hơn hẳn). Ta thuốc lá, chị em có thuốc lá. Ta rượu, chị em có rượu. Ta cờ bạc, chị em cũng bạc cờ, ta... vân vân, chị em cũng... vân vân và vân vân.
       Sở dĩ "chúng" hơn ta, làm khổ ta, hại được ta và "chúng" có những vũ khí tối tân mà chả bao giờ ta có: đấy là nước da trắng, đấy là làn môi cong, đấy là mắt bồ câu, đấy là mũi dọc dừa, là giọng nói dịu dàng và tiếng cười khanh khách như chim.
       Mang những dụng cụ “giết người hàng loạt” như thế, xông vào đám đàn ông ngơ ngác, tội nghiệp, thiếu đoàn kết, phụ nữ đã xây dựng nên một chế độ hà khắc, một hoàn cảnh sống thật tội nghiệp: Bao nhiêu đàn ông bị giam cầm trong các gia đình, bị ăn, ngủ, xem ti vi và cả tắm nữa theo điều lệnh. Bao nhiêu trai trẻ bị áp tải đi chơi, bị ép phải mua quà, bị dồn vào thế phải tặng hoa, tặng bánh sinh nhật hoặc phải chờ đợi đến mềm nhũn dưới trời mưa như rất nhiều bộ phim tình cảm đã tố cáo. Bằng các thủ đoạn quỷ quyệt như nhảy múa tung tăng, chớp chớp mắt (có gắn lông mi) và kêu thét lên mỗi khi thấy chuột, phụ nữ làm đội ngũ đàn ông tan tác, mất hết lý trí, không còn chút sáng suốt, quên mình, quên cả tiền bạc của mình.
       Bằng những mảnh vải mỏng, nhẹ, gọi là áo, bằng những miếng cắt xéo, quấn bí hiểm gọi là váy, bằng những sợi dây sặc sỡ như con giun gọi là ruy-băng, phụ nữ làm chúng ta phải đầu hàng, phải sung sướng khi bị bắt làm tù binh, thà chết (và đã chết) chứ không vượt ngục. Hậu quả chính sách hà khắc của nền cai trị chuyên chế đó là trong khi chúng ta còng lưng bên máy tính, đổ mồ hôi trong nhà xưởng thì phụ nữ ngồi chễm chệ trong tiệm gội đầu, vểnh tay làm móng hoặc ngồi gật gù quanh gánh bún riêu. Trong khi chúng ta kiệt sức vì hội thảo, vì nghe lời la mắng của sếp thì phụ nữ hào hứng lắc vòng, nằm dài trong phòng hơi nước để giảm cân. Trong khi chúng ta mất ngủ vì giá xăng dầu, giá xi măng, phụ nữ cứ vác về mà chả quan tâm tới giá tiền kem dưỡng da, kem tan mỡ và kem trị mụn.
                                      Hỡi anh em.
       Tưởng như vậy đã tột cùng, phụ nữ vẫn không dừng lại. Chả tham khảo ý kiến, chả cần tìm hiểu sức khỏe và tiền bạc của đàn ông, phụ nữ tung ra ngày 8/3 như một ngày tổng phản công cuối cùng, nhằm quét sạch những ước mong chống đối.
Trong cái ngày dài hơn thế kỷ ấy, hàng triệu thân xác gầy gò, lóng cóng tội nghiệp của anh em chúng ta sẽ phải chúi đầu vào chậu rửa chén, rụt cổ trong giỏ thức ăn mua từ chợ, lê bước trong phòng với chổi lau nhà. Trong cái ngày kinh khiếp đó, anh em sẽ giặt tã đến mười hai giờ, bổ củi đến ba giờ, rửa tủ lạnh, khua mạng nhện, đổ rác đến đêm, những lúc giải lao thì khâu quần áo.
       Anh em có sống sót qua một ngày như thế không? Tôi tin là không. Nhưng nổi loạn à? Đường lối đấu tranh của chúng ta đã định hướng từ lâu là không manh động. Chạy trốn à? Chưa từng có ai chạy thoát, mà thoát là thoát đi đâu?
       Vậy anh em hãy chứng tỏ sức mạnh của mình bằng cách làm thật tốt những gì phải làm, khiến phụ nữ kinh ngạc, hoảng sợ choáng váng: Nếu rửa bát, anh em hãy rửa sạch đến mức ba tuần sau vẫn không cần rửa lại. Nếu lau nhà, anh em hãy lau bóng tới mức con ruồi đậu xuống không bay nữa vì mải soi gương. Nếu đi chợ, anh em hãy mặc cả ráo riết, trả giá gắt gao, mua rẻ tới độ sau ngày này, các hàng bán cá, bán gà đều phá sản.
       Tóm lại, hãy dùng “gậy bà đập lưng bà”. Hãy biến ngày 8/3 là ngày của chúng ta, khi đàn ông cười nói râm ran, í ới gọi nhau trong siêu thị và túm tụm ăn quà ngoài vỉa hè. Hãy làm cho phụ nữ tiếc đứt ruột và không có cơ hội nào trong giây phút ấy được sờ vào dụng cụ gia đình, được tắm mình trong không khí bếp núc hội hè. Hãy khiến các cô gái khắp nơi hiểu rằng chỉ có ý chí, sức mạnh và khả năng sáng tạo của đàn ông mới biến được một ngày thành một đời. Nếu có một lá cờ thêu chữ 8/3, tôi muốn anh em giật lấy nó, cầm nó xông lên và vẫy thật cao như ngọn đuốc rực lửa.
          Anh em tiến lên. Chiến thắng hay là chết!

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

28 tháng 2, 2011

Thơ Con Cóc


  Ngồi buồn nhắn tin cho người bạn trẻ Trần thiệu Nhã mấy câu thơ tếu:

Xuân nầy túng quẩn làm Thơ Cóc,
Bỏ giỏ mang ra bán chợ đời,
Bao kẻ qua đường xem giỏ nói:
Tao không mua Thơ, mua Cóc thôi !


Nhã làm thơ nhắn lại ngay:
Năm nay túng quẩn vì gas ế,
Đành chiết nhỏ ra bán gas lon.
Nghị định vừa ra nên bị dẹp,
Đành quay về lại kiếp gas chai.

Tui:
Bán Gas còn khóc hơn mưa gió
Mày nghĩ làm sao chú bán Thơ.
Hay mày mua giúp tao một sọt,
Về đọc,Thằng Cu khỏi khóc nhè.

Thiệu Nhã:
Thằng cu nhà cháu đang còn nhỏ,
E rằng chưa hiểu hết ý Thơ.
Chỉ sợ cháu mua thơ về đọc,
Con lại khóc nhè, bố nó phê.

Tui:
Năn nỉ bán Thơ mà không được,
Tao phải mang về đăng blog chơi.
Ai ai cũng được xem miễn phí,
Thơ bán cho mày thêm tức thôi. 

Thiệu Nhã:
Ba phút là có bài thơ,
Nguyễn Du mà biết chắc đơ cả người.
Thôi thì ta cứ thầm thì,
Chứ thiên hạ biết chắc kì Chú hen !


Ý thơ bổng chốc tụt đâu mất
Chắc tại thằng Cu nó khóc to.
Thôi đành hẹn Chú hôm sau vậy.
Kiếm chỗ bình yên ta nắn thơ.


            Vài phút là có bài Thơ Cóc, vậy cũng khá lắm rồi :
Thơ mày giống Thơ Cóc con,
Chú  sửa mấy chữ thành con Cóc già.
May ra bán được Thơ nhà,
Đãi Chú một bửa hát Kà rao kê.


Tui:
Cóc giờ có giá hơn Thơ,
Đùi Cóc Tẩm bột: giấc mơ anh ghiền.
Rủ thêm mấy đấng bạn hiền,
Chén anh , chén chú là Tiên trên đời.
Thơ tao chỉ đọc chơi thôi,
Ai mà mua nó: dở hơi, điên khùng.

Chẳng may tao viết lung tung, 
Đọc chưa xong , ói một thùng mật xanh.
Thiệu Nhã:
Nghe xong chẳng thiết rặn thơ,
Muốn đi mua Cóc về chờ giá lên.
Nghĩ đời sao quá lênh đênh,
Thơ thua giá cóc , phận mình biết sao.
Cũng may quen kiếp lao đao,
Tiền gạo, tiền sữa , vẫn cứ nhào vào thơ.


        Hai Chú Cháu làm Thơ tếu cũng vui, cuối cùng tôi chúc Nhã ngủ ngon theo giờ Châu Mỹ. Lý do nó cứ phải thức đêm để chăm thằng Cu ngủ theo giờ Châu Mỹ.

Thơ Con Cóc


  Ngồi buồn nhắn tin cho người bạn trẻ Trần thiệu Nhã mấy câu thơ tếu:

Xuân nầy túng quẩn làm Thơ Cóc,
Bỏ giỏ mang ra bán chợ đời,
Bao kẻ qua đường xem giỏ nói:
Tao không mua Thơ, mua Cóc thôi !


Nhã làm thơ nhắn lại ngay:
Năm nay túng quẩn vì gas ế,
Đành chiết nhỏ ra bán gas lon.
Nghị định vừa ra nên bị dẹp,
Đành quay về lại kiếp gas chai.

Tui:
Bán Gas còn khóc hơn mưa gió
Mày nghĩ làm sao chú bán Thơ.
Hay mày mua giúp tao một sọt,
Về đọc,Thằng Cu khỏi khóc nhè.

Thiệu Nhã:
Thằng cu nhà cháu đang còn nhỏ,
E rằng chưa hiểu hết ý Thơ.
Chỉ sợ cháu mua thơ về đọc,
Con lại khóc nhè, bố nó phê.

Tui:
Năn nỉ bán Thơ mà không được,
Tao phải mang về đăng blog chơi.
Ai ai cũng được xem miễn phí,
Thơ bán cho mày thêm tức thôi. 

Thiệu Nhã:
Ba phút là có bài thơ,
Nguyễn Du mà biết chắc đơ cả người.
Thôi thì ta cứ thầm thì,
Chứ thiên hạ biết chắc kì Chú hen !


Ý thơ bổng chốc tụt đâu mất
Chắc tại thằng Cu nó khóc to.
Thôi đành hẹn Chú hôm sau vậy.
Kiếm chỗ bình yên ta nắn thơ.


            Vài phút là có bài Thơ Cóc, vậy cũng khá lắm rồi :
Thơ mày giống Thơ Cóc con,
Chú  sửa mấy chữ thành con Cóc già.
May ra bán được Thơ nhà,
Đãi Chú một bửa hát Kà rao kê.


Tui:
Cóc giờ có giá hơn Thơ,
Đùi Cóc Tẩm bột: giấc mơ anh ghiền.
Rủ thêm mấy đấng bạn hiền,
Chén anh , chén chú là Tiên trên đời.
Thơ tao chỉ đọc chơi thôi,
Ai mà mua nó: dở hơi, điên khùng.

Chẳng may tao viết lung tung, 
Đọc chưa xong , ói một thùng mật xanh.
Thiệu Nhã:
Nghe xong chẳng thiết rặn thơ,
Muốn đi mua Cóc về chờ giá lên.
Nghĩ đời sao quá lênh đênh,
Thơ thua giá cóc , phận mình biết sao.
Cũng may quen kiếp lao đao,
Tiền gạo, tiền sữa , vẫn cứ nhào vào thơ.


        Hai Chú Cháu làm Thơ tếu cũng vui, cuối cùng tôi chúc Nhã ngủ ngon theo giờ Châu Mỹ. Lý do nó cứ phải thức đêm để chăm thằng Cu ngủ theo giờ Châu Mỹ.

31 tháng 1, 2011

Trả lời Bác Tố bài thơ Vườn dưa

                                               Mỗi năm hoa Mai nở,
                                                              Vẫn thấy Bác Tố già,( Phỏng thơ Vũ Đình Liên)
                                                              Ngồi trong căn phòng nhỏ,
                                                             Tính toán chuyện tiền nong.



Lo Tết cho bao người,
Còn làm thơ đăng báo,
Năm nào cũng cặm cụi,
Mai,  Đào rơi trên lưng.


Năm nay Mai bị điếc,
Nên thấy Anh Bạn già,
Bày Dưa to, Dưa nhỏ
Ra nghía rồi mần thơ.

Ngắm dưa lòng cũng khoái 
Mà lòng e tả tơi.
Tưởng mình ên biết sợ,
Tớ đây không dám xơi !

Tớ chỉ khoái dưa vừa,
Ăn ngon mà không chán,
Quả to trong bị hư,
Ung thư là cái chắc!

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, 
     Đình tiền tạc dạ BÁCH chi Mai.
( Sửa thơ Thiền sư Mẫn giác,xin tha tội)

Xuân nầy Tớ bảnh hơn ai,
Cây Mai nhà tớ lai rai hoa vàng