9 tháng 4, 2012

Ba con khỉ


           Lúc còn học Trung học, tôi đã biết về chuyện có một bộ 4 con khỉ với các tư 
thế, được giải nghĩa là "không thấy, không nghe, không nói, không làm bậy" (see no evil, hear no evil, speak no evil, do no evil). Và cũng nghĩ rằng mình đừng thấy, đừng nghe, đừng nói điều sai thì mình sẽ không làm sai. 





Ở Nhật bốn con khỉ đó đều có tên:

- Con bịt mắt: Mizaru
bp.   - Con bịt tai: Kikazaru.
       - Con bịt miệng: Iwazaru.
   - Con bịt chim: Shizaru


        Sau này khi lớn tuổi một chút ,có điều kiện , tôi nhờ anh bạn làm dùm tôi 3 con khỉ để trong vườn, không tìm thấy mẫu bức thứ tư và vẫn hiểu theo nghĩa không nhìn , không nghe, không nói chuyện xấu và tất nhiên không làm chuyện xấu.Thế nhưng bây giờ nhìn xung quanh , mỗi ngày lên mạng lại thấy có quá nhiều điều sai, trong lòng thật là bức xúc.Tất nhiên và may thay chuyện tốt không thiếu trên đời nhưng rõ ràng chuyện băng hoại đạo đức( nói chung là chuyện xấu) đã xãy ra quá nhiều, không thể cố tình 3 không và nếu mình cứ theo lý thuyết đó thì hóa ra mình sẽ là một người theo chủ nghĩa "MAKENO" . Đáng lý nếu mình nghe,  thấy gì thì phải nên nói ra ( if you see something, say something ). Nhưng nghĩ  lại thì đúng là mình đã không thể  làm được gì. Buồn. Giá như mình là nhà báo hay là gì đó có thể tha hồ nói thì tốt. Thôi thì cứ cố gắng không làm người xấu.






       Sau này mới hiểu thêm đó là 3 con khỉ hiền triết biểu tượng thông thái của người Nhật. 
       Nhật bản vốn là đất nước có truyền thống Phật giáo nên hình tượng này có ý nhắc nhở đến việc tu hành, muốn định tâm cần phải ngăn chặn nghiệp từ 6 căn (mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý) và tác động của 6 trần (hình tường, âm thanh, hương, vị, rờ mó chạm xúc, suy tư) thông qua 6 căn ấy. 

      Ở đây  3 con khỉ chỉ bịt 3 thứ: tai, mắt, miệng, sao lại nói là 6 căn ?
      Lẽ ra để ngăn 6 căn cần 6 con khỉ khác nhau . Tuy nhiên ta  không thể dùng hình tượng cụ thể để thể hiện rõ ý nghĩa ngăn chặn, khắc chế ý nghĩ. 
      Giống khỉ có cái tay là động nhất trong các cơ quan thân thể của nó. Tay là biểu tượng rõ ràng nhất tượng trưng cho THÂN. Nếu các con khỉ dùng 2 tay mà bịt chặt giác quan khác, thì đồng thời với việc khắc chế giác quan ấy, thời THÂN của nó cũng coi như bị khoá chặt. 
        Nhưng còn khắc chế ý nghĩ thì sao? Người tu thiền thường ví tâm ý của con người luôn biến chuyển, nhảy nhót không ngừng như hầu viên, gọi là TÂM VIÊN - tức ý nghĩ nhảy nhót như khỉ. Ở đây người ta thể hiện 3 con khỉ với dáng ngồi yên chứ không phải là dáng đang nhảy nhót hay leo trèo. Khỉ ngồi yên đó chính  là biểu tượng của TÂM YÊN.Thường ở con khỉ bịt miệng thì tay nó che luôn cả mũi.Vì vậy chỉ cần 3 con khỉ là đủ diễn đạt  ý nghĩa của lục căn.



Bây giờ ba chú khỉ đã được thay bộ lông mới và ra ngồi trên hòn non bộ





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét