Facebook có thể được xem như một trang nhật ký mở của mỗi cá nhân. Trên đó mọi người có thể ghi lại những giây phút đáng nhớ của mình, gọi chung là kỷ niệm, thậm chí ghi lại hàng ngày và không ngại ngần gì mấy khi chia sẻ những suy nghĩ, quan điểm của mình về mọi vấn đề, cùng nhau tán gẩu. Qua FB, tính cách, trình độ, sở thích của từng người hầu như có thể thấy được. Có người trang nghiêm, đạo mạo lại có người hài hước, dí dỏm; có người lãng mạn, hay suy tư về cuộc đời, cũng có người rất thực tế, có người hời hợt, cũng có người rất sâu sắc, có người hay càu nhàu về chuyện này chuyện nọ, có người lại suốt ngày nghe nhạc, ca hát. Nhưng bỏ qua hết những điều đó, là bạn bè trên FB có thể dễ dàng chia sẻ cho nhau nhiều thứ. Ở góc độ vui vui, có thể ví việc mở một trang Facebook cũng giống như mở một một nhà hàng. Trang FB cần người đọc là những friends cũng như một cửa hàng cần có khách mua hàng ra vô. Mở một trang FB mà không cần có friends thì mở làm quái gì. Có khi mở toang cửa ai vào cũng được nhưng có khi chỉ he hé cửa để giao lưu với một số rất hạn chế trong gia đình và một ít bạn bè rất thân.
Nhà hàng phải xác định mình sẽ trưng bày, buôn bán những mặt hàng gì là chủ lực, đối tượng phục vụ là những ai. Cũng không khó mấy. Đầu tiên chọn những người quen để chào hàng. Nên bán những mặt hàng dành cho đúng đối tượng mình chọn. Khách hàng thì chọn cửa hàng bán những thứ mình thích. Cũng có khi mình biết có thứ không ai thích cả nhưng mình thích. Vậy thì cứ mạnh dạn chưng ra, không nhất thiết phải có người mua ngay. Có thể nay mai có người thấy thích thì sao.
FB như một nhà hàng ẩm thực:
- Chủ nhân muốn trang facebook của mình có sức hấp dẫn, nhiều người quan tâm, bấm nhiều nút like và có khi chia sẻ bài vở của mình, họ phải như là một đầu bếp giỏi. Dự tính sẽ bán món gì, đối tượng khách hàng là ai. Những món ăn, thức uống phải được chế biến thế nào cho ai cũng cảm thấy hài lòng, không những ghé vào thường xuyên mà còn khen ngợi hết lời. Nhưng không dễ chút nào.Thế nào cũng gặp những người khách cực kỳ khó tính hoặc khách hàng vào lầm nhà hàng không như ý thích. Đành vậy thôi. Chỉ cầu đừng gặp khách hàng bất lịch sự vào ăn, chê bai thì thôi, còn chưởi bới, đập phá ì xèo, buồn lắm. Tốt nhất nên mời người khách đó ra khỏi cửa hàng. Nhưng đã mở cửa hàng thì phải cố mà nấu nướng. Ngon dở là chuyện của thực khách. Làm dâu trăm họ mà. Nhưng ai cũng vậy, sẽ rất mừng nếu cửa hàng mình mua may, bán đắt.
- Nếu là thực khách đơn thuần. Cũng đơn giản. Ăn uống thấy thế nào đó thì khen, chê, chủ khách góp ý rôm rã. Dễ tính một chút thì thôi, sao cũng được, ăn xong rồi về, không nói câu nào. Hôm sau lại vào ăn tiếp. Dù sao vẫn là khách tốt. Nếu cực kỳ kén chọn thì có khi mới bước vào, nhìn quanh, ngó quất một chút rồi quay ra, không hẹn ngày trở lại. Vậy cũng tốt. Thà như vậy còn hơn cố ăn để chuốc sự bực mình.
Hãy cố tránh chuyện chỉ trích nhau, săm soi những tiểu tiết vụn vặt như lỗi chính tả, chuyện quên ghi trích dẫn, chuyện comment lâu lâu lại lọt vào một chữ tiếng Anh hay tiếng Pháp gì đó. Rồi chuyện đúng sai, chuyện quan điểm v.v...có khi giữa những người không quen biết, làm không khí FB trở nên căng thẳng, có khi mất tình cảm và mất cả bạn bè. Sở thích mỗi người có khác nhau thì mặc kệ họ, cứ mĩm cười độ lượng. Thấy thích thì bấm nút like, không thì lơ. Chẳng nên phê phán nhiều. Vì vậy nên khi cố tìm trên facebook đến mỏi mắt cũng chẳng thấy nút dislike. Ông chủ của facebook, Mark Zuckerberg không muốn vậy.
Âu Dương Tu có câu thơ:
Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu,
Một điều nên tránh là việc tùy tiện gắn tên(Tag) của ai đó vào hình ảnh hoặc status riêng tư của mình dù những thứ đó không có chút liên quan đến người bị gắn tên. Chúng sẽ nằm chểm chệ trên trang cá nhân của họ. Mọi thứ đăng lên sẽ có mặt ở bảng tin. Ai thấy thích thú thì đọc và like và bình luận và share và......, tại sao phải ép người khác đọc và lưu giữ bài của mình. Đó chẳng qua là biểu hiện tâm lý sợ cô đơn, muốn mọi người phải chú ý tới mình mà quên rằng có những chuyện đối với mình là quan trọng nhưng với người khác nó chẳng là cái gì cả. Giống như phòng riêng của mình mà cứ bị treo hình của người khác vào vậy.Thiệt là mất công khi phải xóa tên mình trên bài đó, dù đã có biện pháp ngăn chận. Có những bài không đâu vào đâu nhưng được gắn tên hàng trăm người. Nếu dễ tính thì không sao nhưng quả tình nếu không chịu nổi nữa thì biện pháp cuối cùng là xóa tên người đó ra khỏi danh sách bạn bè.
Đôi khi khách hàng cũng có người rất đãi bôi. Có thể vì cả nể quen biết hoặc tính họ như vậy. Họ thường ca ngợi những mặt hàng của nhau một tấc tới trời. Chẳng hạn hay dùng câu Cặp đôi hoàn hảo, trẻ đẹp như gái 18 (dù đối tượng không còn trẻ đẹp tí nào nữa)...Cũng vui thôi nhưng cảm thấy thiêu thiếu một chút chân thành.
Hãy cố tránh chuyện chỉ trích nhau, săm soi những tiểu tiết vụn vặt như lỗi chính tả, chuyện quên ghi trích dẫn, chuyện comment lâu lâu lại lọt vào một chữ tiếng Anh hay tiếng Pháp gì đó. Rồi chuyện đúng sai, chuyện quan điểm v.v...có khi giữa những người không quen biết, làm không khí FB trở nên căng thẳng, có khi mất tình cảm và mất cả bạn bè. Sở thích mỗi người có khác nhau thì mặc kệ họ, cứ mĩm cười độ lượng. Thấy thích thì bấm nút like, không thì lơ. Chẳng nên phê phán nhiều. Vì vậy nên khi cố tìm trên facebook đến mỏi mắt cũng chẳng thấy nút dislike. Ông chủ của facebook, Mark Zuckerberg không muốn vậy.
Âu Dương Tu có câu thơ:
Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu,
Thoại bất đầu cơ bán cú đa.
Uống rượu gặp người tri kỷ, nghìn ly vẫn ít;
Nói chuyện không hợp nhau, nửa câu cũng thấy nhiều.
Thà rằng như vậy còn hơn lên facebook cãi nhau cho cả làng nghe. Nhưng đáng trách là người gây chuyện trước, thậm chí còn có lời thô tục, chưởi bới, trù ếm nhau.
Buôn có bạn, bán có phường. Không phải kết bạn chỉ biết lấy số lượng friends làm số đo hay chỉ biết bán hàng kiếm like mà phải biết quan tâm đến nhau. Chỉ biết nói cho người khác nghe mà không cần biết người ta nói gì, tâm tình ra sao thì tệ quá. Đó không phải là friend đúng nghĩa.
Một điều nên tránh là việc tùy tiện gắn tên(Tag) của ai đó vào hình ảnh hoặc status riêng tư của mình dù những thứ đó không có chút liên quan đến người bị gắn tên. Chúng sẽ nằm chểm chệ trên trang cá nhân của họ. Mọi thứ đăng lên sẽ có mặt ở bảng tin. Ai thấy thích thú thì đọc và like và bình luận và share và......, tại sao phải ép người khác đọc và lưu giữ bài của mình. Đó chẳng qua là biểu hiện tâm lý sợ cô đơn, muốn mọi người phải chú ý tới mình mà quên rằng có những chuyện đối với mình là quan trọng nhưng với người khác nó chẳng là cái gì cả. Giống như phòng riêng của mình mà cứ bị treo hình của người khác vào vậy.Thiệt là mất công khi phải xóa tên mình trên bài đó, dù đã có biện pháp ngăn chận. Có những bài không đâu vào đâu nhưng được gắn tên hàng trăm người. Nếu dễ tính thì không sao nhưng quả tình nếu không chịu nổi nữa thì biện pháp cuối cùng là xóa tên người đó ra khỏi danh sách bạn bè.
Đôi khi khách hàng cũng có người rất đãi bôi. Có thể vì cả nể quen biết hoặc tính họ như vậy. Họ thường ca ngợi những mặt hàng của nhau một tấc tới trời. Chẳng hạn hay dùng câu Cặp đôi hoàn hảo, trẻ đẹp như gái 18 (dù đối tượng không còn trẻ đẹp tí nào nữa)...Cũng vui thôi nhưng cảm thấy thiêu thiếu một chút chân thành.
Có những cửa hàng dành cho tuổi teen, có cửa hàng dành cho người lớn tuổi, có khi tuổi nào cũng được miễn là hợp gu.
Quan trọng là nếu thích ăn phở thì vào hàng phở, thích ăn ốc thì vào hàng ốc.Thích ăn buffet thì vào nhà hàng buffet, chớ vào cửa hàng bún riêu. Nói như vậy không có nghĩa là phân biệt sang hèn. Cái đó là khẩu vị. Cũng có không ít nhà hàng mà hầu hết khách ghé vào đều hài lòng vì ai cũng chọn được món ăn mình thích.
Nếu vô nhầm cửa hàng thì nên đi ra, đừng nên đứng đấy, không mua, cũng không bán, làm cửa hàng chật chội. Nhưng nhiều cửa hàng cũng thích như vậy. Cứ đông là vui rồi . Được cái nhìn vào ai cũng cảm giác cửa hàng này làm ăn phát đạt quá.
Nhiều món hàng rất giá trị nhưng thấy sao ít người mua. Vì giá trị đó được thẩm định từ chính những vị khách hàng chứ không phải đánh giá chủ quan của chủ nhân.
Thấy có một số mặt hàng được quảng cáo rất bí hiểm. Chỉ thấy ghi vắn tắt trên nhãn một chữ Chán hoặc Buồn. Ôi, vậy mà xúm năm, xúm bảy lại : Chuyện gì vậy? Tại sao? Sao lại thế? Nói nghe đi.....Kể ra cũng vui.
Nhìn qua hàng họ trưng bày, có thể thấy được tính cách, sở thích của ông bà chủ :
Người thì chuyên bày các chủ đề về âm nhạc, về hội họa, về du lịch, về hoa cây cảnh, tranh chuyện hài hước, cả về chính trj nữa. Thường thấy có rất nhiều cửa hàng mà chủ nhân của nó có ngoại hiệu là Thích Đủ Thứ. Như vậy cũng đỡ nhàm chán, miễn sao đừng mang tất tần tật ba thứ tào lao xịt bộp chất đầy cửa hàng.
Có người chỉ trưng bày toàn hình tự sướng ( selfie). Không sao. Miễn đừng quá tự tin vào nhan sắc đôi khi rất phù thủy của mình.
Không hiếm gặp những cửa hàng trưng bày "thường xuyên" các buổi họp mặt bạn bè mà trên bàn tiệc đầy nhóc thức ăn, rượu bia., mặt mày ai cũng đỏ gay vì phấn khích; thể hiện một tâm hồn ăn nhậu cực kỳ. Tất nhiên những bức ảnh về những món ăn ngon lạ không có lý do gì mà không thể chưng lên giới thiệu với mọi người.
Cũng có những ông bà chủ là người rất Toàn diện: Sáng diện, trưa diện, chiều diện và có khi khuya lắm rồi cũng diện. Chóng cả mặt.
Niềm vui dễ góp, nổi buồn khó chia. Một số ít cửa hàng bước vào đã thấy toàn màu bi lụy. Họ than thân trách phận, khóc lóc hay phẩn nộ vì những chuyện tồi tệ đã xảy ra cho họ về tiền bạc, tình cảm. Cũng ráng mà thông cảm dù không ai có thể giúp gì được ngoài một lời khuyên, an ủi. Thiệt tình không ai muốn ghé những cửa hàng này quá 30 giây.
Nhìn qua hàng họ trưng bày, có thể thấy được tính cách, sở thích của ông bà chủ :
Người thì chuyên bày các chủ đề về âm nhạc, về hội họa, về du lịch, về hoa cây cảnh, tranh chuyện hài hước, cả về chính trj nữa. Thường thấy có rất nhiều cửa hàng mà chủ nhân của nó có ngoại hiệu là Thích Đủ Thứ. Như vậy cũng đỡ nhàm chán, miễn sao đừng mang tất tần tật ba thứ tào lao xịt bộp chất đầy cửa hàng.
Có người chỉ trưng bày toàn hình tự sướng (
Không hiếm gặp những cửa hàng trưng bày "thường xuyên" các buổi họp mặt bạn bè mà trên bàn tiệc đầy nhóc thức ăn, rượu bia., mặt mày ai cũng đỏ gay vì phấn khích; thể hiện một tâm hồn ăn nhậu cực kỳ. Tất nhiên những bức ảnh về những món ăn ngon lạ không có lý do gì mà không thể chưng lên giới thiệu với mọi người.
Cũng có những ông bà chủ là người rất Toàn diện: Sáng diện, trưa diện, chiều diện và có khi khuya lắm rồi cũng diện. Chóng cả mặt.
Niềm vui dễ góp, nổi buồn khó chia. Một số ít cửa hàng bước vào đã thấy toàn màu bi lụy. Họ than thân trách phận, khóc lóc hay phẩn nộ vì những chuyện tồi tệ đã xảy ra cho họ về tiền bạc, tình cảm. Cũng ráng mà thông cảm dù không ai có thể giúp gì được ngoài một lời khuyên, an ủi. Thiệt tình không ai muốn ghé những cửa hàng này quá 30 giây.
Nhiều ngươi mở cửa hàng như một mode thời thượng, nếu không có e rằng mang tiếng lạc hậu. Cửa hàng mở ra, khách viếng chỉ thấy chưng bày lơ thơ vài thứ không đâu vào đâu, mạng nhện giăng đầy, chủ nhân thì đi đâu đó không hẹn ngày giờ trở lại.
Nhiều người không thích bán hàng mà chỉ thích mua sắm. OK, chỉ cần lang thang mấy cửa hàng mình đã chọn, coi có gì hay thì xem chơi, bàn cãi vài câu cho đỡ buồn, thích thì share về, không cần phải tâm sự với ai. Chắc hẳn họ phải có lý do. Có khi vào cửa hàng quen, không thấy mình thích hay mua được thứ gì nhưng mà thôi, quen biết không lý vào rồi đi ra, bấm like một vài cái gì đó cho chủ nhân vui lòng. Như vậy cũng được.
Nếu khách hàng vào một cửa hàng như siêu thị, việc mua sắm cũng dễ dàng nếu chịu khó đi vòng vòng khắp siêu thị.Thích món nào, bỏ món đó vào giỏ hàng. Có điều hơi mỏi chân và mất thời gian; có khi bực mình vì những thứ rất vớ vẩn.
Nhiều người không thích bán hàng mà chỉ thích mua sắm. OK, chỉ cần lang thang mấy cửa hàng mình đã chọn, coi có gì hay thì xem chơi, bàn cãi vài câu cho đỡ buồn, thích thì share về, không cần phải tâm sự với ai. Chắc hẳn họ phải có lý do. Có khi vào cửa hàng quen, không thấy mình thích hay mua được thứ gì nhưng mà thôi, quen biết không lý vào rồi đi ra, bấm like một vài cái gì đó cho chủ nhân vui lòng. Như vậy cũng được.
Nếu khách hàng vào một cửa hàng như siêu thị, việc mua sắm cũng dễ dàng nếu chịu khó đi vòng vòng khắp siêu thị.Thích món nào, bỏ món đó vào giỏ hàng. Có điều hơi mỏi chân và mất thời gian; có khi bực mình vì những thứ rất vớ vẩn.
Nếu chủ nhân là một em xinh đẹp, duyên dáng nào đấy thì khách viếng thăm nườm nượp như bướm, như ong. Cái cảnh đó thì đâu cứ phải cửa hàng FB mới thấy.
Dù thế nào đi nữa, các cửa hàng vẫn mọc ra như nấm vì thực sự nó là một nhu cầu trong mối quan hệ xã hội. Một phương tiện giao tiếp, cung cấp và nắm bắt thông tin của người thân và bạn bè cực kỳ nhanh và sinh động. Ở góc độ tâm lý, nó còn giúp cho mọi người giải stress. Tất nhiên chứng nghiện FB là rất phổ biến dẫn đến tình trạng mất quá nhiều thời gian vào đó và cả vấn đề sức khỏe thể chất và tâm lý.
Nói chung, mỗi ngày mở cửa hàng thấy khách đông lũ lượt, ai mà không khoái . Mở ra thấy cửa hàng mình vắng như chùa Bà Đanh cũng buồn chớ.
Theo một bài báo của tác giả Cú Mèo:
Tương tự với tính cách ngoài đời thực, mỗi người trên Facebook đều có một phong cách sử dụng mạng xã hội này theo kiểu riêng . Có 20 kiểu người dùng sau đây chắc chắn không đủ để lột tả hết được sự “muôn màu tính cách” trên Facebook nhưng nó cũng sẽ phần nào làm bạn cảm thấy thú vị :
1. Kiểu “sâu rượu”:
Thường thì mọi thứ đến với kiểu người dùng Facebook này sẽ bắt đầu bằng việc check-in địa điểm ăn uống, tiếp sau đó là trạng thái... khoe tửu lượng và cuối cùng có thể là các nội dung thông báo việc mình đã say.
2. Kiểu “chính trị gia”:
Chính trị luôn là một yếu tố nhạy cảm nhưng không ít người lại có sở thích kì lạ là liên tục chia sẻ các bài viết về vấn đề này trên Facebook hàng ngày hay thậm chí là hàng giờ..
3. Kiểu “nghiện tự sướng”:
Kiểu tự sướng truyền thống bằng việc chụp ảnh chủ yếu bao gồm phần mặt và “chu môi” nay đã trở thành một điều gì đó lỗi thời khi kiểu nhân vật nghiện tự sướng đã nâng tất cả lên một tầm cao mới. Họ có thể đăng lên những bức hình chụp lại cảnh mình đang uống cà phê sáng cùng dòng chữ “Vừa mới ngủ dậy.” nhưng mắt lại có dấu hiệu trang điểm quá rõ ràng không phù hợp chút nào đối với bất kì ai còn đang... ngái ngủ..
4. Kiểu “cặp đôi”:
Kiểu “cặp đôi” liên tục đăng nội dung lên tường của nhau và thường xuyên thêm các sự kiện trong đời nhưng chỉ bình thường kiểu như... “người ấy hôm nay nấu bữa sáng cho mình” chẳng hạn. Kiểu “cặp đôi” cũng thường xuyên đăng những bức ảnh họ bên nhau từ đẹp trau chuốt đến... kì dị..
5. Nhà quảng cáo:
Liên tục thấy các bài đăng thông tin về sản phẩm, dịch vụ ai đó đang kinh doanh trên News Feed, đích thị là bạn đã kết bạn với một “nhà quảng cáo”. Nhũng tài khoản này tận dụng chính tài khoản cá nhân để quảng bá cho hoạt động kinh doanh của mình. Tin tôi đi, đây là một trong những chiêu marketing dở tệ nhất và bạn có thể bị unfriend bất cứ lúc nào nếu mọi việc đi quá giới hạn!
6. Kiểu “cập nhật liên tục”:
Kiểu “cập nhật liên tục” dường như sử dụng Facebook theo phong cách nhanh, gọn, càng nhiều cập nhật càng thú vị của Twitter.
7. Kiểu "người già":
Hiện nay, độ tuổi trung bình của người dùng Facebook đang ngày càng tăng lên và đó là lí do tại sao kiểu “người già” lại có dấu hiệu xuất hiện nhiều đến vậy.
8. Kiểu “người làm việc tốt”:
Tất nhiên khi làm việc tốt, bạn có quyền tự hào và nói về điều đó. Thế nhưng, quá nhiều bất kì thứ gì đều không tốt, việc liên tục đăng các cập nhật về việc bạn đang đi tình nguyện như thế nào, giúp được những ai ra sao... sẽ biến bạn thành một người tốt nhưng hay khoe khoang đấy! Đừng làm những việc bạn làm mất đi phần nào ý nghĩa chỉ vì Facebook nhé!
9. Kiểu “dân du lịch”:
Kiểu “dân du lịch” thường xuất hiện nhiều nhất ở hai biểu hiện: Hoặc là bạn đang học ở nước ngoài và liên tục đăng ảnh chụp bản thân mỗi ngày trong 4 tháng liên tiếp, hoặc là bạn đang phượt theo đúng phương châm... “xách ba lô lên và đi”.
10. Kiểu “bà mẹ và những đứa con”:
Bạn đang cần một cuốn sách dạy chăm sóc em bé, hãy quên nó đi và tìm đến người dùng Facebook theo phong cách “bà mẹ và những đứa con”. Tất cả mọi thứ từ cách thay tã, cho con ăn đến làm sao để “tự sướng” cùng em bé một cách đẹp nhất đều được đăng tải đầy đủ và khách quan tại đây.
11. Kiểu “hôn phu”:
Khi kết bạn với kiểu người dùng này, bạn sẽ được chứng kiến từng trang trong câu chuyện tình yêu của họ được hé mở: từ chuyện cầu hôn ra sao, đeo nhẫn trên tay trông như thế nào và cuối cùng là lễ cưới. Sau lễ cưới, những câu chuyện của kiểu “hôn phu” sẽ được chuyển sang một chiều hướng khác không thể dự đoán như “bà mẹ và những đứa con” hay kiểu “cặp đôi” chẳng hạn.
12. Kiểu “liên tục kêu cứu”:
Việc kêu cứu hay kêu ca của họ dường như diễn ra không ngừng nghỉ và họ muốn cho cả thế giới biết mình đang gặp khó khăn như thế nào.
13. Kiểu “nghiền tập thể thao”:
Liên tục đăng cập nhật về tình hình tập luyện thể dục thể thao của mình đồng thời cùng những tấm ảnh với cơ bắp cuồn cuộn (hoặc không) trong phòng gym là kiểu người dùng "nghiền tập thể thao”.
14. Kiểu “phóng viên thể thao”:
Từ cập nhật nhanh đến bình luận chuyên sâu, từ thông báo kết quả cuối cùng đến liên tục đăng trạng thái về diễn biến trận đấu, nếu là bạn của kiểu người dùng này, hãy từ bỏ các trang tin về thể thao và liên tục F5 trang cá nhân của họ.
15. Kiểu “nghiền đồ ăn”:
Chắn hẳn bạn cũng đã từng phát bực khi nửa đêm vào Facebook và thấy rất nhiều hình ảnh về đồ ăn xuất hiện trên News Feed. Đó là “hậu quả” về mặt ẩm thực bạn phải chịu khi có bạn bè thuộc kiểu “nghiền đồ ăn”. Theo nghiên cứu... của các nhà khoa học, người dùng Facebook thuộc kiểu này thường nấu ăn rất ngon và có biệt tài chọn bộ lọc Instagram siêu phù hợp cho hình ảnh đồ ăn trước khi đăng lên Facebook.
16. Kiểu “bị hack”:
Đừng quên đăng xuất sau khi mượn điện thoại đứa bạn thân để vào Facebook và cũng không nên cho người khác mượn điện thoại với những mục đích không rõ ràng nếu bạn không muốn Facebook cá nhân tự nhiên xuất hiện những tuyên ngôn gây shock.
17. Kiểu “nửa còn lại hoàn hảo”:
Tương tự với kiểu “cặp đôi” và “hôn phu”, mọi thứ dường như còn ngọt ngào hơn nếu ai đó trong danh sách bạn bè của bạn đang dùng Facebook theo kiểu “nửa còn lại hoàn hảo”.
18. Kiểu “người rón rén”:
Người dùng thuộc kiểu này có thể là ai đó bạn quen nhưng đã rất lâu rồi không nói chuyện. Họ liên tục thích những gì bạn đăng để nhắc nhở bạn rằng họ vẫn ở đây, âm thầm theo dõi bạn.
19. Kiểu “giáo viên”:
Bạn đừng nghĩ giáo viên nào cũng theo đuổi phong cánh “thanh niên nghiêm túc”. Để tìm ra bộ mặt thật của họ, hãy trở thành bạn bè trên Facebook. Có thể bạn sẽ thấy rất thoải mái khi phát hiện ra rằng bên cạnh sự nghiêm túc trên lớp học, giảng đường, thầy cô cũng có cuộc sống với nhiều niềm vui, nỗi buồn, nghịch ngợm, nhí nhố... như chúng ta.
20. Kiểu “yêu chó mèo”:
Những biểu hiện của kiểu người dùng “yêu chó mèo” gần như tương tự với kiểu “bà mẹ và những đứa con” đã nêu trên, có điều chỉ khác đối tượng.
Bạn và bạn của bạn thuộc kiểu nào?
Dù sao cũng chỉ có tính tham khảo vui vui
Sau một thời gian khai trương, chủ tài khoản trang FB có thể thấy được thêm một số vấn đề sau:
+ Nguồn hàng trên facebook:
Có 3 nhóm hàng:
- Nhóm mặt hàng thứ nhất là hàng cây nhà lá vườn. Đó là những sản phẩm do chính chủ nhân cửa hàng làm ra, dạng như hàng nội địa. Số lượng hàng này nhiều hay ít phụ thuộc vào nội lực của chủ cửa hàng. Có thể đã được tích lũy từ trước, có khi là đồ cổ, bây giờ mang ra rao bán. Loại này vậy mà đôi khi lại rất được hoan nghênh vì không thể làm lại được y như vậy. Hiếm hoi mới có loại này. Còn lại là hàng mới sản xuất.Tất nhiên chất lượng tùy thuộc vào khả năng của chủ nhân.
Nói chung, mỗi ngày mở cửa hàng thấy khách đông lũ lượt, ai mà không khoái . Mở ra thấy cửa hàng mình vắng như chùa Bà Đanh cũng buồn chớ.
Theo một bài báo của tác giả Cú Mèo:
Tương tự với tính cách ngoài đời thực, mỗi người trên Facebook đều có một phong cách sử dụng mạng xã hội này theo kiểu riêng . Có 20 kiểu người dùng sau đây chắc chắn không đủ để lột tả hết được sự “muôn màu tính cách” trên Facebook nhưng nó cũng sẽ phần nào làm bạn cảm thấy thú vị :
1. Kiểu “sâu rượu”:
Thường thì mọi thứ đến với kiểu người dùng Facebook này sẽ bắt đầu bằng việc check-in địa điểm ăn uống, tiếp sau đó là trạng thái... khoe tửu lượng và cuối cùng có thể là các nội dung thông báo việc mình đã say.
2. Kiểu “chính trị gia”:
Chính trị luôn là một yếu tố nhạy cảm nhưng không ít người lại có sở thích kì lạ là liên tục chia sẻ các bài viết về vấn đề này trên Facebook hàng ngày hay thậm chí là hàng giờ..
3. Kiểu “nghiện tự sướng”:
Kiểu tự sướng truyền thống bằng việc chụp ảnh chủ yếu bao gồm phần mặt và “chu môi” nay đã trở thành một điều gì đó lỗi thời khi kiểu nhân vật nghiện tự sướng đã nâng tất cả lên một tầm cao mới. Họ có thể đăng lên những bức hình chụp lại cảnh mình đang uống cà phê sáng cùng dòng chữ “Vừa mới ngủ dậy.” nhưng mắt lại có dấu hiệu trang điểm quá rõ ràng không phù hợp chút nào đối với bất kì ai còn đang... ngái ngủ..
4. Kiểu “cặp đôi”:
Kiểu “cặp đôi” liên tục đăng nội dung lên tường của nhau và thường xuyên thêm các sự kiện trong đời nhưng chỉ bình thường kiểu như... “người ấy hôm nay nấu bữa sáng cho mình” chẳng hạn. Kiểu “cặp đôi” cũng thường xuyên đăng những bức ảnh họ bên nhau từ đẹp trau chuốt đến... kì dị..
5. Nhà quảng cáo:
Liên tục thấy các bài đăng thông tin về sản phẩm, dịch vụ ai đó đang kinh doanh trên News Feed, đích thị là bạn đã kết bạn với một “nhà quảng cáo”. Nhũng tài khoản này tận dụng chính tài khoản cá nhân để quảng bá cho hoạt động kinh doanh của mình. Tin tôi đi, đây là một trong những chiêu marketing dở tệ nhất và bạn có thể bị unfriend bất cứ lúc nào nếu mọi việc đi quá giới hạn!
6. Kiểu “cập nhật liên tục”:
Kiểu “cập nhật liên tục” dường như sử dụng Facebook theo phong cách nhanh, gọn, càng nhiều cập nhật càng thú vị của Twitter.
7. Kiểu "người già":
Hiện nay, độ tuổi trung bình của người dùng Facebook đang ngày càng tăng lên và đó là lí do tại sao kiểu “người già” lại có dấu hiệu xuất hiện nhiều đến vậy.
8. Kiểu “người làm việc tốt”:
Tất nhiên khi làm việc tốt, bạn có quyền tự hào và nói về điều đó. Thế nhưng, quá nhiều bất kì thứ gì đều không tốt, việc liên tục đăng các cập nhật về việc bạn đang đi tình nguyện như thế nào, giúp được những ai ra sao... sẽ biến bạn thành một người tốt nhưng hay khoe khoang đấy! Đừng làm những việc bạn làm mất đi phần nào ý nghĩa chỉ vì Facebook nhé!
9. Kiểu “dân du lịch”:
Kiểu “dân du lịch” thường xuất hiện nhiều nhất ở hai biểu hiện: Hoặc là bạn đang học ở nước ngoài và liên tục đăng ảnh chụp bản thân mỗi ngày trong 4 tháng liên tiếp, hoặc là bạn đang phượt theo đúng phương châm... “xách ba lô lên và đi”.
10. Kiểu “bà mẹ và những đứa con”:
Bạn đang cần một cuốn sách dạy chăm sóc em bé, hãy quên nó đi và tìm đến người dùng Facebook theo phong cách “bà mẹ và những đứa con”. Tất cả mọi thứ từ cách thay tã, cho con ăn đến làm sao để “tự sướng” cùng em bé một cách đẹp nhất đều được đăng tải đầy đủ và khách quan tại đây.
11. Kiểu “hôn phu”:
Khi kết bạn với kiểu người dùng này, bạn sẽ được chứng kiến từng trang trong câu chuyện tình yêu của họ được hé mở: từ chuyện cầu hôn ra sao, đeo nhẫn trên tay trông như thế nào và cuối cùng là lễ cưới. Sau lễ cưới, những câu chuyện của kiểu “hôn phu” sẽ được chuyển sang một chiều hướng khác không thể dự đoán như “bà mẹ và những đứa con” hay kiểu “cặp đôi” chẳng hạn.
12. Kiểu “liên tục kêu cứu”:
Việc kêu cứu hay kêu ca của họ dường như diễn ra không ngừng nghỉ và họ muốn cho cả thế giới biết mình đang gặp khó khăn như thế nào.
13. Kiểu “nghiền tập thể thao”:
Liên tục đăng cập nhật về tình hình tập luyện thể dục thể thao của mình đồng thời cùng những tấm ảnh với cơ bắp cuồn cuộn (hoặc không) trong phòng gym là kiểu người dùng "nghiền tập thể thao”.
14. Kiểu “phóng viên thể thao”:
Từ cập nhật nhanh đến bình luận chuyên sâu, từ thông báo kết quả cuối cùng đến liên tục đăng trạng thái về diễn biến trận đấu, nếu là bạn của kiểu người dùng này, hãy từ bỏ các trang tin về thể thao và liên tục F5 trang cá nhân của họ.
15. Kiểu “nghiền đồ ăn”:
Chắn hẳn bạn cũng đã từng phát bực khi nửa đêm vào Facebook và thấy rất nhiều hình ảnh về đồ ăn xuất hiện trên News Feed. Đó là “hậu quả” về mặt ẩm thực bạn phải chịu khi có bạn bè thuộc kiểu “nghiền đồ ăn”. Theo nghiên cứu... của các nhà khoa học, người dùng Facebook thuộc kiểu này thường nấu ăn rất ngon và có biệt tài chọn bộ lọc Instagram siêu phù hợp cho hình ảnh đồ ăn trước khi đăng lên Facebook.
16. Kiểu “bị hack”:
Đừng quên đăng xuất sau khi mượn điện thoại đứa bạn thân để vào Facebook và cũng không nên cho người khác mượn điện thoại với những mục đích không rõ ràng nếu bạn không muốn Facebook cá nhân tự nhiên xuất hiện những tuyên ngôn gây shock.
17. Kiểu “nửa còn lại hoàn hảo”:
Tương tự với kiểu “cặp đôi” và “hôn phu”, mọi thứ dường như còn ngọt ngào hơn nếu ai đó trong danh sách bạn bè của bạn đang dùng Facebook theo kiểu “nửa còn lại hoàn hảo”.
18. Kiểu “người rón rén”:
Người dùng thuộc kiểu này có thể là ai đó bạn quen nhưng đã rất lâu rồi không nói chuyện. Họ liên tục thích những gì bạn đăng để nhắc nhở bạn rằng họ vẫn ở đây, âm thầm theo dõi bạn.
19. Kiểu “giáo viên”:
Bạn đừng nghĩ giáo viên nào cũng theo đuổi phong cánh “thanh niên nghiêm túc”. Để tìm ra bộ mặt thật của họ, hãy trở thành bạn bè trên Facebook. Có thể bạn sẽ thấy rất thoải mái khi phát hiện ra rằng bên cạnh sự nghiêm túc trên lớp học, giảng đường, thầy cô cũng có cuộc sống với nhiều niềm vui, nỗi buồn, nghịch ngợm, nhí nhố... như chúng ta.
20. Kiểu “yêu chó mèo”:
Những biểu hiện của kiểu người dùng “yêu chó mèo” gần như tương tự với kiểu “bà mẹ và những đứa con” đã nêu trên, có điều chỉ khác đối tượng.
Bạn và bạn của bạn thuộc kiểu nào?
Dù sao cũng chỉ có tính tham khảo vui vui
Sau một thời gian khai trương, chủ tài khoản trang FB có thể thấy được thêm một số vấn đề sau:
+ Nguồn hàng trên facebook:
Có 3 nhóm hàng:
- Nhóm mặt hàng thứ nhất là hàng cây nhà lá vườn. Đó là những sản phẩm do chính chủ nhân cửa hàng làm ra, dạng như hàng nội địa. Số lượng hàng này nhiều hay ít phụ thuộc vào nội lực của chủ cửa hàng. Có thể đã được tích lũy từ trước, có khi là đồ cổ, bây giờ mang ra rao bán. Loại này vậy mà đôi khi lại rất được hoan nghênh vì không thể làm lại được y như vậy. Hiếm hoi mới có loại này. Còn lại là hàng mới sản xuất.Tất nhiên chất lượng tùy thuộc vào khả năng của chủ nhân.
- Nhóm mặt hàng thứ nhì là hàng nội địa hóa. Để hổ trợ cho mặt hàng tự sản xuất, có khi chủ nhân cửa hàng phải lấy hàng từ nguồn bên ngoài, gia công lại .Tỷ lệ nội địa hóa tùy theo mặt hàng. Nhìn chung loại này bán cũng được.
- Nhóm mặt hàng thứ ba là mặt hàng hoàn toàn nhập khẩu. Nhập khẩu hàng cũng là một phương thức đa dạng hóa nguồn hàng. Hàng nhập về rõ ràng có nhiều nguồn gốc và chất lượng khác nhau. Nếu biết khống chế tỉ lệ loại này ở một chừng mực nhất định, thì cửa hàng sẽ phong phú hơn đồng thời nổi bật cá tính của chủ nhân. Nhập hàng phải khéo chọn, hàng phải chất lượng tốt, phù hợp thị hiếu khách hàng mới họa may có khách vì có khi trùng mặt hàng với nhiều cửa hàng khác. Dạo qua một số cửa hàng, thấy nhiều mặt hàng rất tệ, kém chất lượng. Cái này cũng phụ thuộc vào gu của chủ nhân.
Nhiều của hàng chỉ bày bán hàng ngoại nhập. Thật ra nhiều mặt hàng loại này có thể tìm thấy dễ dàng trên nhiều trang báo. Chúng khiến những người hay ngao du trên Net thấy nhàm chán, không buồn để mắt tới. Rõ ràng, chủ nhân cửa hàng thiếu óc sáng tạo , cũng muốn có nhiều mặt hàng để chưng nhưng không thể tự sản xuất. Thôi, cũng không sao, miễn là hàng tốt. Nhưng thường thì những Cửa hàng chuyên hàng Ngoại nhập ít được mọi người quan tâm. Nhớ đừng bao giờ kéo hàng giả (fake news) về rao bán, hại bạn hàng mà cửa hàng mất uy tín trầm trọng.
Tóm lại, mặt hàng trưng bày càng độc đáo, các cửa hàng khác không có thì khả năng được chào đón càng cao.
Tóm lại, mặt hàng trưng bày càng độc đáo, các cửa hàng khác không có thì khả năng được chào đón càng cao.
Giống như chuyện kinh doanh ngoài đời, cửa hàng FB cũng có chuyện lời lỗ, có khi phá sản.Tùy theo tài nghệ của chủ nhân, một cửa hàng mở ra cũng có rất nhiều thu hoạch.
Có rất nhiều người mở trang FB như một gian hàng thực sự nhằm giới thiệu những mặt hàng có thật họ muốn mua bán. Đó là một hình thức kinh doanh qua mạng. Họ có thể sẳn sàng kết bạn và đề nghị được kết bạn với bất kỳ người nào họ gặp. Thường thì kết quả kinh doanh thực tế cũng rất khả quan nhưng họ cũng gây phiền toái không ít cho người khác.
Nếu kinh doanh ngoài đời, lợi nhuận tính bằng tiền thì một cửa hàng FB thu được những thứ quý giá khác. Nhiều người thân, bạn bè tìm gặp lại nhau nhờ trang FB. Từ cửa hàng FB, chủ nhân của nó có thể có thêm nhiều người bạn tốt, hiểu thêm về tính cách của từng người thân, người bạn. Chia sẽ với nhau những vui, buồn trong cuộc sống v.v... Nhiều người xem trang FB như nhật ký mở của mình. Ai muốn khen chê tùy, chỉ cần mình thích là đủ. Chúng lưu lại những hình ảnh, những câu chuyện và những sinh hoạt hàng ngay cho bản thân chủ nhân trang FB và thậm chí cho con cháu ngày sau. Nhưng cũng không ít trường hợp mất đi tình cảm và mất cả mối quan hệ vì bất đồng ý kiến hay xúc phạm nhau.
Nhưng cẩn thận, cửa hàng có thể bị giả mạo Thương hiệu nhằm mục đích thường là lừa gạt bạn bè của chính chủ. Nặng hơn, có thể bị chiếm đoạt cũng với mục đích đó. Lúc đó Chủ nhân cửa hàng có thể mất trắng chủ quyền cũng như tất cả hàng họ quý giá tom góp bấy lâu. Hãy tìm hiểu và có những biện pháp ngăn chận. Nên khóa cửa hàng bằng hai lớp khóa để phòng mất trộn. Cẩn thận hơn nữa thì thỉnh thoảng nên sao lưu (backup) toàn bộ dữ liệu của mình, nhỡ có bị chiếm đoạt mà không lấy lại được thì mình vẫn còn tất cả hàng họ, mở cửa hàng khác mà bày lại. Có khi có người chào mời một món hàng lạ, ta chớ có đụng vào. Đó là một ổ vírus hoặc thứ gì đó làm tan hoang cả cửa hàng.
Nhưng cẩn thận, cửa hàng có thể bị giả mạo Thương hiệu nhằm mục đích thường là lừa gạt bạn bè của chính chủ. Nặng hơn, có thể bị chiếm đoạt cũng với mục đích đó. Lúc đó Chủ nhân cửa hàng có thể mất trắng chủ quyền cũng như tất cả hàng họ quý giá tom góp bấy lâu. Hãy tìm hiểu và có những biện pháp ngăn chận. Nên khóa cửa hàng bằng hai lớp khóa để phòng mất trộn. Cẩn thận hơn nữa thì thỉnh thoảng nên sao lưu (backup) toàn bộ dữ liệu của mình, nhỡ có bị chiếm đoạt mà không lấy lại được thì mình vẫn còn tất cả hàng họ, mở cửa hàng khác mà bày lại. Có khi có người chào mời một món hàng lạ, ta chớ có đụng vào. Đó là một ổ vírus hoặc thứ gì đó làm tan hoang cả cửa hàng.
Nếu lập ra một cửa hàng mà không quan tâm đến nó vì coi nó như là một chuyện phụ, lúc nào rảnh thì mở cửa chơi, không rảnh thì thôi. Hoặc thấy chán việc này hoặc có khi vì không có khiếu kinh doanh nên không màng tới nó nữa .Tất yếu cửa hàng sẽ đìu hiu, có khi nhện giăng, gián bò không thèm nhìn nữa. Đó chính là khởi nguồn của việc phá sản. Chủ nhân có khi bỏ đi mà quên cả việc đóng cửa hàng. Tiếc lắm thay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét