Đất Bình
Minh có thư sinh Đỗ Cựu, người gốc Cố Kinh, sống trong thời binh lửa nhưng vẫn
theo đuổi nghiệp bút nghiên. Sau bao năm miệt mài kinh sử, qua được kỳ thi
Hương. Lại về tận Sài kinh ôn tập, ứng thí , lọt đước kỳ thi Hội , làm Thái học
sinh. Tính hai năm sau tham dự khoa thi Đình kiếm chút công danh. Nhưng giữa chừng,
có lịnh quan Giáo thụ đất Sài kinh bổ về làm giáo học ở xứ La Kiều Sơn Thị.
Nhiếp La Kiều thị giáo, chu bát duyệt
nguyệt thuỷ tập thảo đường,
tài tất công nhi ngộ binh tiển,
( Làm giáo học La Kiều thị, tròn tám tháng mới
dựng một nhà tranh,
vừa làm xong thì gặp nạn binh lửa. )
( Dư nhiếp Tân An quận giáo, chu tam duyệt tuế thuỷ tập thảo đường, tài tất công nhi ngộ binh tiển, cảm cựu ngẫu thành-Tôi làm giáo thụ quận Tân An, tròn ba năm mới dựng một nhà tranh, vừa làm xong thì gặp nạn binh lửa, ngẫu nhiên làm thơ
( Dư nhiếp Tân An quận giáo, chu tam duyệt tuế thuỷ tập thảo đường, tài tất công nhi ngộ binh tiển, cảm cựu ngẫu thành-Tôi làm giáo thụ quận Tân An, tròn ba năm mới dựng một nhà tranh, vừa làm xong thì gặp nạn binh lửa, ngẫu nhiên làm thơ
Nhiếp giáo tam
niên quan xá vô, Lênh đênh nghề giáo mấy năm ròng,
Dân gia khách phố bão kiều cư. Quán khách, nhà dân trọ khắp vòng.
Minh luân đường vũ kinh doanh thuỷ, Nhà chính khang trang còn tính dở,
Dạ tức mao đình phác trác sơ. Túp lều lụp xụp mới làm xong.
Vị cập bán sàng thinh dạ vũ, Chưa qua quít khỏi cơn mưa tối,
Khả liên nhất cự cánh yên khư. Đã não nùng thay trận lửa hồng.
Dân gia khách phố bão kiều cư. Quán khách, nhà dân trọ khắp vòng.
Minh luân đường vũ kinh doanh thuỷ, Nhà chính khang trang còn tính dở,
Dạ tức mao đình phác trác sơ. Túp lều lụp xụp mới làm xong.
Vị cập bán sàng thinh dạ vũ, Chưa qua quít khỏi cơn mưa tối,
Khả liên nhất cự cánh yên khư. Đã não nùng thay trận lửa hồng.
Không dư đề vịnh thi thiên tại, Còn sót dăm bài thơ thưởng ngoạn,
Cảm cựu linh nhân phú Tử Hư. Cửa nhà không lại vẫn hoàn không.
Cảm cựu linh nhân phú Tử Hư.
Phạm Hữu Dật )
Vài tháng
sau , hòa bình lập lại, Đỗ vẫn tiếp tục làm giáo học ở La Kiều. Kinh tế chung cực
kỳ khó khăn , nhà Đỗ lại có tám miệng ăn lớn nhỏ, lương chỉ 60 quan tiền mới. Khẩu
phần gạo được mua của hai vợ chồng cũng chừng mười mấy cân gạo. Còn một nữa thì
hoặc là khoai lang khô, hoặc sắn mì khô nhưng thường là được bột mì viện trợ từ xứ Gia nã đại . Cho nên thường mỗi ngày được một bữa cơm nấu từ nữa cân gạo, chia
đều thành tám bát. Bữa còn lại thường là bánh mì tự nhồi và nướng ở nhà thành
những bánh nhỏ, không nở xốp như bánh ở lò mà khô cứng khó ăn; hoặc là cán mỏng , xắt
sợi nấu bánh canh, cho thêm ít rau cải và tí thịt vụn thẻo ra từ lò làm chả.
Lúc bấy giờ trong khu cư xá giáo học có Nguyễn Lý Sư , bày chuyện nuôi heo để cải
thiện đời sống. Con heo con đầu tiên xuất hiện ở cư xá thuộc giống heo bò, lông
màu vàng nâu, mau ăn chóng lớn dù thức ăn cho nó chỉ là cám, cá mắm loại hạng bét., những thứ các Thầy Cô không
thể ăn được. Cả cư xá ngạc nhiên và thích thú mỗi lần Nguyễn Lý Sư lấy dây cột
nách chú heo , cho đi tới đi lui trên con hẽm nhỏ giữa hai dãy phòng dành cho gia đình các giáo học. Vài ba hôm, Nguyễn lại công bố chú heo đã tăng trọng trung bình mỗi
ngày nửa cân. Thông tin này làm cả xóm
xôn xao. Vậy là có mấy nhà mua heo về nuôi trong những căn hộ chật chội, bề
ngang chỉ bảy thước rưỡi, bề dài chừng mười hai thước rưỡi - ( 3mx5m ).
Hai
vợ chồng Đỗ cũng tính chuyện nuôi heo.
Tom góp được ít tiền, hai vợ chồng dắt nhau ra chợ La Kiều. Thấy bán một cặp
heo con lông trắng rất là vừa mắt, người bán lại cam đoan là giống heo tốt. Kỳ
kèo bớt một thêm hai, ngã giá bốn mươi quan tiền. Hai vợ chồng Đỗ hí hửng mang
heo về nhà. Căn hộ bé tẹo chứa đã 8 người, nay lại thêm hai con heo con. Có một
vách ngăn phòng trên với nhà bếp. Trước vách là giường ngủ, sau vách là thềm tắm
giặt. Đỗ làm một hàng rào thấp bằng những thanh gỗ nhỏ để nhốt hai chú heo
vào chỗ đó, không cho chúng chạy ra
ngoài bếp và lên nhà trên. Nói là bếp nhưng chỉ là một chiếc bàn nhỏ đặt một
cái lò than bên cạnh đường đi.
Từ đó có thêm nghề nấu cháo heo. Mua vài cân cám
để sẳn cùng ít cá mắm khô, Mỗi ngày nấu một nồi cám nhỏ đặc sệt. Ngày hai bữa múc
ra thau trộn thêm nước lạnh làm loãng để hai chú heo con ăn. Chúng cực kỳ khó
tính, xục mỏ ăn hết mấy miếng cá khô , mút chụt chụt mấy cái rồi nhất định
không ăn nữa. Lại mua rau lang, rau muống về. Người thì ngắt mấy đọt non để
ăn, còn lại dành cho heo, như vậy lại phải mất thêm một khoản chi phí. Lúc bấy
giờ khó lòng mà kiếm được thức ăn thừa từ nhà khác. Có thừa gì đâu nữa mà xin.
Heo Ba Xuyên hay heo bông
Có nguồn gốc từ huyện Vị Xuyên – tỉnh Sóc Trăng; là con lai giữa lợn Bershire với lợn địa phương từ năm 1930.
Để
bảo đảm vệ sinh, lại phải theo dõi, lúc nào chúng ỉa, đái là lo hốt phân , xịt
nước rữa đít cho heo, xịt nước rửa sàn
nhà tắm cho sạch boong.
Hai tháng trời ròng rã như thế, ngày nào cũng đứng ngắm heo, mong cho chúng mau
lớn để bán nhưng hỡi ơi, heo cũng chỉ to
được một chút. Không phải to vì tăng trọng mà to vì lớp lông heo, ngày mỗi dài
và cứng, mọc chia chỉa như bàn chải giặt
đồ. Thôi rồi, đã mua trúng hai con heo còi. Mang ra chợ bán lại, chỉ thu về
được 30 quan tiền.
- Nguồn gốc : Hà Cối (huyện Đầm Hà), Tiên Yên (Đông Triều) tỉnh Quảng Ninh
Vẫn không nãn, lần này rút kinh nghiệm, Đỗ giáo học thăm dò trong đám học trò,
tìm mua được một con heo, giống cũng cực tốt , lông thưa, mũi ngắn, da dẻ đỏ
hồng. Lại chăn dắt, nấu cám, bẩy chuột nướng lên cho nó ăn, hốt phân, rữa đít
heo. May thay lần này con heo mau lớn , phổng phao. Độ một tuần lại bỏ vào bao
tải treo vào cân xách thấy cũng tăng
được khoảng trên 3 cân. Vậy là đạt yêu cầu rồi, vợ chồng Đỗ giáo học cũng đỡ
mất mặt với anh em.
- Lợn Mường Khương . Nguồn gốc : Huyện Mường Khương – tỉnh Lào Cai.
Thiệt tình chú heo con cũng thật đáng
yêu.Trắng hồng, sạch sẽ lại biết vâng lời. Mỗi buổi chiều mở cửa chuồng,
chú heo mừng rỡ phóng chạy ra khỏi nhà, chạy hết cuối sân đến đầu sân mấy
vòng. Gọi là ngoan ngoãn chạy vào chuồng. Lúc bấy giờ đến mùa đông, trời La Kiều
lạnh lắm.Phải đóng lên vách một bao bố bằng sợi gai cho rủ nửa cái xuống thềm.
Đến giờ ngủ , chú heo lại chui vào đó nằm yên tới sáng. Mỗi lần cho ăn không
chê thứ gì. Rất thích món thịt chuột nướng. Chỉ cần nghe mùi thịt
nướng cháy thơm phức là dù đang nằm im trong bao bố cũng chui ra ngay, nghếch mỏ
hít hà ra vẻ thèm thuồng.
- Lợn cỏ Mini
- Nguồn gốc : huyện Pakô và Vân Kiều tỉnh Quảng Trị
Mấy tháng như vậy, chú heo trở thành thân thiết như một thành viên trong căn hộ
chật chội đó. Một ngày, sau khi cân được 66 cân, chú heo bỗng dưng trở chứng ,
bỏ ăn. Mua thức ăn ngon về cũng không thèm để mắt. Coi chừng giấc mơ có chú heo
nặng một tạ không xong rồi, Đỗ đành gọi người bán thịt ở khu chợ nhỏ vào bán.
Lúc chị ta chở heo đi, cả nhà buồn đứt ruột. May mà chưa ai khóc như lần con chó
Lucky ở nhà bị kẻ xấu bỏ bã chết sau này.
Lợn ỉ pha, nguồn gốc Nam định
Chị hàng thịt mang tới nhà nửa cân thịt biếu. Lúc bấy giờ mỗi anh chị giáo học
cũng như mấy vị làm nhà nước, tem phiếu mỗi tháng cũng chỉ được một cân thịt,
một kg đường, vài lạng bột ngọt để rắc vào nồi canh lỏng bỏng nước, lều phều
mấy lát thịt hay mấy chú tôm khô. Cho nên nửa cân thịt heo là một món quà quý.
Nhưng hỡi ơi, đó là thịt của chú heo thân yêu của nhà Đỗ. Ăn mà không thấy ngon
lành.
Lợn Sóc Tây Nguyên, Heo Sóc, Heo Êđê
Nuôi heo trong nhà là một trong những chuyện vui buồn của anh em giáo học xứ La
Kiều những tháng năm khốn khó. Sau này mọi người lần lượt rời bỏ
cái cư xá ổ chuột đó và cũng chấm hết sự nghiệp nuôi heo. Cuộc sống có tốt hơn xưa nhưng mỗi lần nhắc đến, ai
cũng bùi ngùi.
Lợn Mẹo là giống lợn của người H’Mông
(Ảnh: NET )