Cấp phép biểu diễn cho ca khúc Mùa thu chết
Mùa thu chết - ca khúc của nhạc sĩ Phạm Duy phổ thơ Apollinaire - đã được Cục nghệ thuật biểu diễn cấp phép cho biểu diễn, lưu hành trên toàn quốc (quyết định số 151/QÐ ngày 13-4-2012).
Cùng trong quyết định này, sáu ca khúc khác của nhạc sĩ Phạm Duy cũng được cấp phép biểu diễn, lưu hành gồm: Con quỳ lạy Chúa trên trời (thơ Nhất Tuấn), Thú đau thương (thơ Lưu Trọng Lư), Huyền thoại một vùng biển (thơ Thái Phương Thư), Màu thời gian (thơ Ðoàn Phú Tứ), Hãy yêu chàng (thơ Nguyễn Tất Nhiên) và Nắng chiều rực rỡ.
Mùa Thu chết là một trong nhiều bài hát khác, trong thời gian còn học ở Đại học Dalat (1970), giới Sinh viên-Học Sinh và cả những người lớn tuổi đều ưa thích. Lúc nào có dịp lại câm cây đàn nghêu ngao hát Mùa Thu chết.Lúc bấy giờ chiến tranh đang lúc nóng bỏng nhưng sao không khí lãng mạn vẫn không thấy mất đi chút nào ở miền Nam. Nhiều ca sĩ nổi danh thời ấy đã hát bài này như Lệ Thu, Duy Quang, Khánh Ly, Julie Quang, Ngọc Lan, Tuấn Ngọc..., ngườ nào hát cũng thấy hay dù phong cách, giọng ca có khác nhau mà có khi được thu âm với dàn nhạc chỉ là một Piano và một Guitar gỗ, sao vẫn thấy sâu lắng , rung động hồn người.
Mùa Thu chết là một trong nhiều bài hát khác, trong thời gian còn học ở Đại học Dalat (1970), giới Sinh viên-Học Sinh và cả những người lớn tuổi đều ưa thích. Lúc nào có dịp lại câm cây đàn nghêu ngao hát Mùa Thu chết.Lúc bấy giờ chiến tranh đang lúc nóng bỏng nhưng sao không khí lãng mạn vẫn không thấy mất đi chút nào ở miền Nam. Nhiều ca sĩ nổi danh thời ấy đã hát bài này như Lệ Thu, Duy Quang, Khánh Ly, Julie Quang, Ngọc Lan, Tuấn Ngọc..., ngườ nào hát cũng thấy hay dù phong cách, giọng ca có khác nhau mà có khi được thu âm với dàn nhạc chỉ là một Piano và một Guitar gỗ, sao vẫn thấy sâu lắng , rung động hồn người.
Bài hát được phổ từ ý bài thơ L'adieu của Guillaume Apollinaire (28 August 1880-09 November (1918):
L'Adieu
J'ai cueilli ce brin de bruyère
L'automne est morte souviens-t'en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps Brin de bruyère
Et souviens-toi que je t'attends.
Nhà thơ Bùi Giáng dịch
Lời vĩnh biệt
1)
Ta ngắt đi một cành hoa thạch thảo
Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi
Chúng ta sẽ không tương phùng được nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời
Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó...
Nhà thơ Bùi Giáng còn khai triển và tiếp tục viết sang bài thứ hai.
2)
Đã hái nhành kia một buổi nào
Ngậm ngùi thạch thảo chết từ bao
Thu còn sống sót đâu chăng nữa
Người sẽ xa nhau suốt điệu chào
Anh nhớ em quên và em cũng
Quên rồi khoảnh khắc rộng xuân xanh
Thời gian đất nhạt mờ năm tháng
Tuế nguyệt hoa đà nhị hoán tam.
Và tiếp tục dịch thoát ý sang bài thứ ba.
3)
Mùa thu chiết liễu nhớ chăng em?
Đã chết xuân xanh suốt bóng thềm
Đất lạnh qui hồi thôi hết dịp
Chờ nhau trong Vĩnh Viễn Nguôi Quên
Thấp thoáng thiều quang mỏng mảnh dường
Nhành hoang thạch thảo ngậm mùi vương
Chờ nhau chín kiếp tam sinh tại
Thạch thượng khuê đầu nguyệt diểu mang.
Hoa Thạch thảo (Aster amellus L) thuộc họ Cúc (Asteraceae). Tại Việt Nam, người miền Nam hay gọi là Cúc Sao, Cúc Cánh mối, người Bắc gọi là Thạch thảo. Thạch thảo hay mọc thành bụi, nhiều bông với cánh đơn xoè rộng ra. Hoa Thạch thảo có ba màu chính: tím, hồng, trắng. Thạch thảo ngày nay được lai tạo thêm thành loại hoa cánh kép. Hoa Thạch thảo cánh mối cũng như các loại hoa cúc thường nở vào mùaThu, khi mà đa số các loại hoa khác đã tàn. Tên tiếng Pháp là Bruyère .
Tất cả các loại thạch thảo đều trong gia đình Ericaceae, có một loại hoa thạch thảo duy nhất thuộc giống Calluna, ngoài ra là loại Erica với hàng vài trăm loại khác nhau trên thế giới.
Nếu nói về ý nghĩa của màu hoa thạch thảo thì thạch thảo trắng tượng trưng cho sự che chở, cho sự mong mỏi. Thạch thảo mầu hồng tượng trưng cho may mắn, và màu xanh lạt lavender tượng trưng cho cô đơn, sự hâm mộ thán phục.
Lời bài hát Mùa Thu chết như sau:
Mùa Thu Chết
Thơ: Guillaume Apollinaire (L'adieu)
Nhạc: Phạm Duy
Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo
Em nhớ cho: Mùa Thu đã chết rồi !
Mùa Thu đã chết, em nhớ cho
Mùa Thu đã chết, em nhớ cho
Mùa Thu đã chết, đã chết rồi.
Em nhớ cho !
Em nhớ cho,
Đôi chúng ta sẽ chẳng còn nhìn nhau nữa!
Trên cõi đời này, trên cõi đời này
Từ nay mãi mãi không thấy nhau
Từ nay mãi mãi không thấy nhau...
Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo
Em nhớ cho: Mùa Thu đã chết rồi !
Ôi ngát hương thời gian mùi thạch thảo
Em nhớ cho rằng ta vẫn chờ em.
Vẫn chờ em, vẫn chờ em
Vẫn chờ....
Vẫn chờ... đợi em !
bài Mùa Thu Chết do Julie Quang trình bày :
Trên diễn đàn báo Tuổi trẻ đã có hàng trăm ý kiến phản
Phạm Duy trong đêm "Phạm Duy - Người phiêu lãng". Nguồn ảnh: Ngọc Trần (Tin Mới)
Ngày 13-3-2006, nhà báo Nguyễn Lưu đã đăng tải một bài viết trên một tờ báo với tựa đề KHÔNG THỂ TUNG HÔ, nói đến trường hợp của nhạc sĩ Phạm Duy, sau đêm nhạc "Ngày trở về" (diễn ra tại Nhà hát Hòa Bình, TP.HCM).Bài báo khá dài nhưng cũng phải chép lại để mọi người đọc cho rõ ngọn nguồn.
Không thể tung hô
Có thể nói, một trong những niềm tự hào, tự tôn của dân tộc Việt Nam là triết lý "đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại". Tuy nhiên, "không đánh kẻ chạy lại" cần được hiểu thêm rằng, kẻ chạy lại là ai, và "không đánh" có nhất thiết đồng nghĩa với việc xem người ấy là thần tượng, là nhân vật tiêu biểu để đón rước trọng thể...? Tôi muốn nói đến trường hợp của nhạc sĩ Phạm Duy, người mới được xưng tụng sau đêm nhạc "Ngày trở về" (diễn ra tại Nhà hát Hòa Bình, TP.HCM). Một người bạn, nhà văn Chu Lai đã tỏ ra tâm đắc với ý tưởng này và cho biết, Tạp chí Thế giới mới số mới nhất có đăng một bài viết, với nội dung gói gọn: "Một người từng bỏ kháng chiến theo thực dân Pháp, khi Pháp rút lại theo Ngô Đình Diệm và khi ngụy quyền sụp đổ lại chạy qua Mỹ. Và tại đó, đã viết hàng loạt bài kêu gọi chống Cộng, với giọng điệu “sặc mùi” hiếu chiến. Nay, thấy Việt Nam vươn lên mạnh mẽ, lại xin trở về! Hà cớ gì phải tung hô, xưng tụng đến như thế!".
Đất nước đang đổi mới, chúng ta chấp nhận việc khép lại quá khứ để xây dựng tương lai, nhưng điều ấy không đồng nghĩa với việc bỏ quên tất cả, từ những hy sinh gian khổ đến những bài học máu xương... Chúng ta cũng không quên tổ tiên ta luôn tỏ rõ nghĩa khí, quyết không sợ xâm lăng và cũng không trù dập kẻ thất trận. Tù binh giặc còn được cấp lương, thuyền để chúng "ra đến bể chưa thôi trống ngực" hay "về đến nhà còn đổ mồ hôi" (Cáo bình Ngô). Nhưng cái khái niệm ân nghĩa bốn bể ấy cũng có những nguyên tắc và với trường hợp của Phạm Duy, chúng ta lại càng cần phải hiểu cho rõ ngọn nguồn.
Nửa thế kỷ trước, khi còn là một "chú nhóc" tại trường Thiếu sinh quân chuẩn bị qua Trung Quốc học tập, ở Việt Bắc, tôi đã cùng bè bạn trong đơn vị hát những ca khúc rất hay của Phạm Duy, khi ấy đang là một trong những cán bộ văn hóa của chính quyền cách mạng. Tôi đã thuộc lòng câu hát "Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời..." và sau này, lớn lên một chút mới hiểu ra rằng, cái tứ ấy, có gì giống với luận điểm của Nguyễn Văn Vĩnh (truyện Kiều còn thì tiếng ta còn, mà tiếng ta còn thì nước ta còn - cách nói ấy là để biện minh cho việc ôm chân giặc xâm lược của Nguyễn Văn Vĩnh và bè lũ bán nước). Phạm Duy có những tác phẩm làm say đắm lòng người, như Thiên Thai, Trương Chi, Nhạc tuổi xanh, Quê nhà em... Rồi sau đó là các bài như Thuyền viễn xứ, Bà mẹ Gio Linh, Cây đàn bỏ quên, Nghìn trùng xa cách... Khai thác chất liệu dân ca đồng bằng Bắc Bộ, khó có ai qua mặt Phạm Duy. Bài Ru con, Phạm Duy viết ở Việt Bắc có câu "Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời giặc Pháp có thương dân mình", chuyển từ điệu "thứ" qua "trưởng" thật đắt, còn nhịp ba trong Quê nhà em lại rất hay, dí dỏm và tố cáo giặc đốt nhà, phá đường...
Nhưng, ngay trong thời kỳ ấy, chất lãng mạn tiểu tư sản, sợ khổ, sợ chết đã bộc lộ qua sáng tác của Phạm Duy. Khi ấy, dù còn bé, song tôi đã biết bài Bà mẹ Gio Linh bị cấm, bởi có những câu mà khi hát lên, liệu còn ai, còn bà mẹ nào dám để con đi bộ đội. Và chất đa tình cố hữu, ta thường thấy ở giới nghệ sĩ, ở Phạm Duy được xem là nhược điểm. Và cái phải đến đã đến, Phạm Duy "dinh tê", bỏ kháng chiến vào thành, lập ra ban nhạc "Đêm màu hồng" với Thái Thanh, Thái Hằng, có cả Phạm Đình Chương, Duy Quang... Và từ đó trở thành tên tuổi hàng đầu trong đám văn nghệ sĩ chống Cộng.
"Đỉnh cao" sự nghiệp chống Cộng của Phạm Duy là bài Mùa thu chết. Ở đó, tác giả đã công khai tư tưởng chống Cộng của mình. Ông ta đã từ bỏ tình yêu với Tổ quốc bằng một bút pháp thật sâu cay, đểu giả và ít ai quên cái mùa thu trong ca khúc ấy chính là Cách mạng mùa thu, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam . Khi đất nước bị chia cắt, Phạm Duy đã vào Nam theo chính quyền Ngô Đình Diệm, lần lượt đi sâu vào con đường chống Cộng và lên đến chức Bộ trưởng Văn hóa. Nhưng, sự nghiệp âm nhạc của ông ta vẫn càng lún vào "vũng bùn" phản quốc. Bài Ru con đã thay câu cuối cùng bằng “Mấy đời Cộng sản biết thương dân mình”. Nhạc tuổi xanh đã bị biến chất để đi ngược lại điều đã ấp ủ của cả một thế hệ văn nghệ sĩ Việt Nam đang lên đường đổi cả sinh mạng lấy tự do, độc lập. Và để khẳng định mình, Phạm Duy liên tiếp cho ra đời những tác phẩm vừa chống Cộng, vừa bệnh hoạn.
Ngày miền Nam mới giải phóng, tôi có gặp TS Nguyễn Văn Trung, nguyên giảng viên Đại học Sài Gòn. Trước khi di tản đi Mỹ, ông Trung bất đắc chí đã kể cho tôi nghe nhiều chuyện, trong đó có lời miệt thị một nhạc sĩ có tài là Phạm Duy mà lại đi viết cả những bài hát để ủng hộ sự loạn luân!? Chính TS Trung đã qua Mỹ dạy học, còn nhạc sĩ Phạm Duy di tản sang Mỹ để trốn chạy trước sự trở về của những người đã từng chung một chiến hào với ông ta. Tại Mỹ, Phạm Duy làm nhiều người (trong đó có tôi) sôi sục căm thù, khi viết bài kêu gọi các nam thanh, nữ tú đất Việt hãy xông lên, lấp sông Bến Hải, giải phóng Việt Nam khỏi tay Cộng sản... Và bây giờ, khi đã sắp đến lúc nhắm mắt xuôi tay, ông ta muốn trở về trong sự đón tiếp nồng hậu của những người từng bị ông chà đạp về tinh thần!
Tôi đọc Nam Cao và tâm đắc với nhận xét: "Những thằng chuyên ác chỉ có thể hết làm việc ác nếu chúng không còn đủ sức để làm ác". Bây giờ, với Phạm Duy cũng là như vậy. Một Việt Nam đang vươn lên, môi trường này đang sống động và có vị thế mới đã có thể làm mềm lòng mọi kẻ vốn kỳ thị với dân tộc này, tất nhiên đủ sức làm "kẻ chạy đi" mong được trở về, song, như đã nói trên, không thể có sự trở về như một người hùng. Chia sẻ điều này, nhạc sĩ Tân Huyền cho hay, đó là điều kỳ lạ, hiếm thấy, tuy ông bảo: "Bây giờ, tư nhân cũng có thể làm ra một trang web để tôn vinh mình, nói gì...". Và tôi hiểu, tác giả Cỏ non thành cổ làm sao chấp nhận sự trở về trong thứ vinh hoa kiểu ấy, nó làm cho sự hy sinh của những đồng đội, những nấm mồ liệt sĩ kia có thêm những nỗi đau thế thái.
Có một lần, nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn trả lời báo chí, ông khẳng định, không bao giờ đánh giá một nhạc sĩ dám dâng hiến tuổi trẻ trong đội ngũ những người chiến sĩ, ngang bằng một tác giả không dám lâm trận và chỉ ngồi trong lòng địch để than thân trách phận, hay ngợi ca một hạ trắng, thu vàng, chứ đừng nói đến một tác giả đã nhảy vào lòng địch để chống Cộng, rồi sau này, khi hết "đát" lại nói lời xí xóa. Tôi cam đoan không một nhạc sĩ cách mạng Việt Nam nào không vui mừng trước nghĩa cử đầy nhân ái của đất nước, song tất cả họ đều chung một suy nghĩ, rằng người trở về đâu phải ai cũng như ai. Lời nói ấy của người nhạc sĩ - chiến sĩ, đã giúp tôi có thêm nghị lực, để nghĩ, để nói và để thể hiện chính kiến, để không bị hòa tan trong những đợt sóng vàng vọt đâu đây.
Ai muốn coi Phạm Duy là thần tượng, tùy ý, còn tôi, trước sau xin nói không!
Nhạc sĩ Nguyễn Lưu
Bài báo đã châm ngòi cho một trận bút chiến ngay sau đó.Văn bản của Công ty Phương Nam
TP Hồ Chí Minh, ngày 16.3.2006
Kính gửi: - Ban Tư tưởng - Văn hóa TW
- Bộ Văn hóa - Thông tin
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Cục Bảo vệ an ninh văn hóa tư tưởng
- Ban biên tập Báo Đầu tư
Đồng kính gửi: - UBMTTQ TP Hồ Chí Minh
- Ban Tư tưởng - Văn hóa Thành ủy TP.HCM
- Sở Văn hóa - Thông tin TP.HCM
- Phòng Bảo vệ an ninh văn hóa tư tưởng Công an TP.HCM
- Các cơ quan thông tin đại chúng
Trên số báo Đầu tư số ra ngày thứ hai 13.3.2006 có đăng bài Không thể tung hô của nhạc sĩ Nguyễn Lưu viết về "trường hợp của nhạc sĩ Phạm Duy, người mới được xưng tụng sau đêm nhạc Ngày trở về" diễn ra tại Nhà hát Hòa Bình, TP Hồ Chí Minh. Mặc dù trong bài viết của mình, tác giả không đề cập gì đến Công ty Văn hóa Phương Nam là đơn vị tổ chức biểu diễn, nhưng với tư cách là người mua bản quyền khai thác các tác phẩm hợp pháp của nhạc sĩ Phạm Duy, với trách nhiệm của đơn vị tổ chức đêm nhạc Ngày trở về, chúng tôi xin bày tỏ một số ý kiến:
1. Đường lối đổi mới của Đảng trong hai thập niên qua đã mang lại những thành tựu to lớn đầy sức thuyết phục. Chủ trương đại đoàn kết dân tộc theo tinh thần Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị đang thổi một luồng sinh khí mới, động viên tinh thần yêu nước của tất cả mọi người Việt Nam không phân biệt tôn giáo, chính kiến ở trong cũng như ngoài nước để cùng hướng tới mục tiêu "dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Những luận điệu chống cộng cực đoan ở hải ngoại ngày càng trở nên lạc lõng. Nhiều người bỏ nước ra đi nay lần lượt trở về góp phần xây dựng đất nước dưới hình thức này hoặc hình thức khác. Ông Nguyễn Cao Kỳ, Phó tổng thống chính quyền Sài Gòn cũ đã trở về. Đó là những minh chứng hùng hồn cho tính đúng đắn của chủ trương đại đoàn kết dân tộc.
Đối với những kẻ thù xâm lược, chúng ta cũng đang xếp lại quá khứ để cùng hướng tới tương lai, nhưng đọc bài báo của nhạc sĩ Nguyễn Lưu, nhiều người hẳn sẽ băn khoăn tự hỏi tại sao việc "xếp lại quá khứ" đối với một bộ phận người Việt lại khó khăn đến thế ? Khép lại quá khứ hoàn toàn không đồng nghĩa với việc "bỏ quên tất cả" như ông Nguyễn Lưu nói. Và cũng không thể xếp lại quá khứ theo kiểu lôi hết "ngọn nguồn" của một người để phơi bày trên mặt báo như ông Nguyễn Lưu đã làm ! Dù nhắm tới một đối tượng cụ thể là nhạc sĩ Phạm Duy, nhưng khi ông Nguyễn Lưu (dẫn lời nhà văn Chu Lai) nói rằng "Nay, thấy Việt Nam vươn lên mạnh mẽ, lại xin trở về" chắc chắn sẽ làm những người đã hoặc đang có ý định trở về chạnh lòng và cảm thấy bị xúc phạm. Đó là lối nói kiêu ngạo vô trách nhiệm, gây mất lòng tin vào đường lối, chủ trương của Đảng.
2.Việc Công ty Văn hóa Phương Nam tổ chức đêm nhạc Ngày trở về là một hoạt động bình thường của một đơn vị kinh doanh trên lĩnh vực văn hóa, không nhân danh một sự kiện gì, không nhằm tôn vinh thần tượng và cũng chẳng tổ chức "đón rước trọng thể". Ai có nhu cầu thì mua vé vào xem. Thế thôi. Mọi hoạt động kinh doanh của Công ty Văn hóa Phương Nam liên quan đến nhạc sĩ Phạm Duy đều tuân thủ đúng pháp luật.
Chúng tôi không chỉ tổ chức đêm nhạc Ngày trở về mà trước đó đã từng tổ chức những chương trình biểu diễn nghệ thuật khác. Cũng như vậy, chúng tôi không chỉ liên kết xuất bản và phát hành những tác phẩm của Phạm Duy được Bộ Văn hóa - Thông tin cho phép mà chúng tôi còn từng liên kết với các nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân và một số nhà xuất bản khác để tổ chức những tủ sách với hàng trăm tác phẩm viết về cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, trong đó có cả những tác phẩm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Văn Tiến Dũng và các tướng lĩnh khác như Nguyễn Quyết, Trần Văn Trà; của các nhà văn hóa lớn như Nguyễn Khắc Viện, Nguyễn Văn Huyên, Ngô Tất Tố, Huy Cận, Hà Văn Tấn, Trần Văn Khê; gần trọn bộ tác phẩm của các nhà văn thuộc nền văn học cách mạng như Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Sáng... và cả một số tác phẩm của nhà văn Chu Lai.
Bài viết của nhạc sĩ Nguyễn Lưu không mang tính phê bình học thuật, lại đăng tải trên một tờ báo chuyên về đầu tư, vì vậy, từ góc độ kinh doanh, chúng tôi có quyền nghi ngờ đây là một sự cạnh tranh không lành mạnh.
3.Một điều đáng tiếc nữa là trong lúc dẫn dắt người đọc "hiểu cho rõ ngọn nguồn" trường hợp Phạm Duy, nhạc sĩ Nguyễn Lưu lại đưa người đọc lạc vào những lỗ hổng kiến thức của chính mình. Lỗi tác giả một phần, một phần do lỗi của tòa soạn trong khâu biên tập. Chúng tôi xin nêu một vài thí dụ: Nhạc sĩ Nguyễn Lưu viết: "... Ở Việt Bắc, tôi đã cùng bè bạn trong đơn vị hát những ca khúc rất hay của Phạm Duy... Tôi đã thuộc lòng câu hát "Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời..." và sau này, lớn lên một chút mới hiểu ra rằng, cái tứ ấy, có gì giống với luận điểm của Nguyễn Văn Vĩnh (Truyện Kiều còn thì tiếng ta còn, mà tiếng ta còn thì nước ta còn - cách nói ấy là để biện minh cho việc ôm chân giặc xâm lược của Nguyễn Văn Vĩnh và bè lũ bán nước)".
Thứ nhất, câu nói nổi tiếng (và cũng bị nhiều tai tiếng): "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn" không phải của Nguyễn Văn Vĩnh mà là của Phạm Quỳnh (thân sinh của nhạc sĩ Phạm Tuyên, tác giả ca khúc nổi tiếng Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng). Bài viết của Phạm Quỳnh được đăng trên tạp chí Nam Phong, về sau được in lại trong Thượng Chi văn tập. Tuy tiếng Việt của Phạm Quỳnh là tiếng Việt của đầu thế kỷ 20 nhưng không có lối hành văn "thì mà là" như tiếng Việt của nhạc sĩ Nguyễn Lưu ở đầu thế kỷ 21!
Thứ hai, nếu chỉ nói quá đơn giản như Nguyễn Lưu thì nhiều học sinh ngày nay sẽ không thể nào hiểu được vì sao Truyện Kiều được tôn vinh như là một kiệt tác của văn học Việt Nam, nhưng khen Truyện Kiều thì lại mắc cái tội "biện minh cho việc ôm chân giặc xâm lược"? Ai cũng biết rằng, sinh thời Nguyễn Du là người theo phò nhà Lê thời Lê Chiêu Thống, chống lại Tây Sơn, đã từng bị quân Tây Sơn bắt giam 3 tháng ở Nghệ An, sau theo phò Gia Long, ra làm quan với triều Nguyễn, nhưng điều đó lại không liên quan gì đến việc đề cao Truyện Kiều "là để biện minh cho việc ôm chân giặc xâm lược". Cũng như vậy, làm sao con cháu chúng ta có thể hiểu được "Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời..." mà lại bị ghép vào tội... phản quốc ?
Ở một đoạn khác, nhạc sĩ Nguyễn Lưu viết: "Đỉnh cao sự nghiệp chống Cộng của Phạm Duy là bài"Mùa thu chết" (...) Ông đã từ bỏ tình yêu với Tổ quốc bằng một bút pháp thật sâu cay, đểu giả và ít ai quên cái mùa thu trong ca khúc ấy chính là Cách mạng mùa thu, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam".
Độc giả, đặc biệt là những người từng ở miền Nam trước năm 1975 ai cũng biết rằng bài Mùa thu chết rất nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy là phổ thơ Apollinaire, một nhà thơ Pháp sinh năm 1880 và chết năm 1918. Bài thơ của Apollinaire vỏn vẹn chỉ có 5 câu, mang tựa đề L'Adieu (Giã biệt), chúng tôi xin ghi lại nguyên văn:
J'ai cueilli ce brin de bruyère
L'automne est morte souviens-t'en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t'attends
Tạm dịch:
Ta ngắt một cành thạch thảo
Em hãy nhớ cho mùa thu đã chết rồi
Chúng ta không còn được nhìn nhau nữa trên đời
Mùi thời gian đẫm hương thạch thảo
Em hãy nhớ rằng ta vẫn chờ em
Nội dung bài thơ chỉ có thế, khi phổ nhạc vẫn giữ gần như nguyên vẹn, chẳng liên quan gì đến cuộc Cách mạng tháng Tám của dân tộc chúng ta xảy ra sau khi tác giả của nó đã qua đời 27 năm! Nếu lập luận theo kiểu Nguyễn Lưu thì mọi người sẽ nghĩ sao về trường hợp Văn Cao với bài Buồn tàn thu và Phạm Trọng Cầu với bài Mùa thu không trở lại ?
Trước đây, ngay ở miền Nam , bên cạnh những người ca ngợi Phạm Duy cũng có không ít người không đồng tình với một số việc làm của Phạm Duy, thậm chí có người đã viết cả một cuốn sách để phê phán Phạm Duy. Âu đó cũng là chuyện bình thường. Ngay cả Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng có lắm người khen, kẻ chê "Bạc phận chẳng lầm người tiết nghĩa/Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm" hay "Đàn ông chớ kể Phan Trần/Đàn bà chớ đọc Thúy Vân Thúy Kiều" đó sao ? Nhưng suy diễn đến mức như ông Nguyễn Lưu thì chưa hề có !
Là những người hoạt động kinh doanh trong một lĩnh vực gắn liền với văn hóa, nhiều khi chúng tôi không khỏi âu lo khi thấy trong sinh hoạt học thuật của nước nhà, một số người vẫn quen dùng vũ khí suy diễn, xuyên tạc, chụp mũ chính trị để đẩy đối phương vào chỗ chết thay vì cùng tranh luận minh bạch để tiếp cận chân lý. Văn hóa muốn phát triển cần có một nền học thuật. Cái cách phê bình "cả vú lấp miệng em" như vậy đang gây ô nhiễm nặng môi trường học thuật của chúng ta. Quá trình hội nhập của đất nước đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, vì vậy cần thiết phải loại ra khỏi đời sống học thuật những cách ứng xử thiếu văn minh như thế.
Ngoài ra, trong bài viết của nhạc sĩ Nguyễn Lưu còn một số chi tiết khác không chính xác, chẳng hạn: trong sáng tác của nhạc sĩ Phạm Duy không hề có bài Quê nhà em, Phạm Duy chưa bao giờ được làm Bộ trưởng Bộ Văn hóa của chính quyền Sài Gòn, ở Sài Gòn trước năm 1975 không hề có cái gọi là "ban nhạc Đêm màu hồng", GS Nguyễn Văn Trung cũng chẳng phải di tản đi Mỹ mà đi Canada theo diện đoàn tụ gia đình sau 1975, và GS Nguyễn Văn Trung cũng không hề dạy học ở Mỹ.
Cuối cùng, chúng tôi nghĩ rằng báo Đầu tư là tờ báo chủ yếu dành cho các doanh nhân, trong đó có những doanh nhân là người Việt ở nước ngoài, một trong những đối tượng mà chúng ta đang mời gọi. Việc đăng một bài báo có nội dung mạt sát một Việt kiều muốn về quê hương và đã được phép trở về như nhạc sĩ Phạm Duy có thể sẽ làm một số người khác giật mình phân vân trước sự chọn lựa nên hay không nên trở về để khỏi phải chuốc lấy những phiền toái như trường hợp của nhạc sĩ Phạm Duy.
Trân trọng.
Tổng giám đốc Công ty Văn hóa Phương Nam
Phan Thị Lệ
Phản hồi xung quanh bài viết về nhạc sĩ Phạm Duy
22:03:31, 19/03/2006
Sau khi Báo Thanh Niên đăng lại bài viết về nhạc sĩ Phạm Duy trên Báo Đầu tư và bài phản hồi của Công ty văn hóa Phương Nam, chúng tôi đã nhận được Công văn số26/VP của Ban biên tập Tạp chí Thế Giới Mới (thuộc Bộ GD-ĐT) được ký bởi ông Đỗ Quốc Anh - Tổng biên tập, gửi Vụ Báo chí Ban Tư tưởng - Văn hóa T.Ư, Cục Báo chí Bộ VHTT, Ban biên tập Báo Thanh Niên, Ban biên tập Báo Đầu tư. Chúng tôi xin đăng toàn văn công văn này trên tinh thần tôn trọng ý kiến của đồng nghiệp.
Trong bài báo Không thể tung hô của tác giả Nguyễn Lưu đăng trên Báo Đầu tư ngày 13.3.2006 và được Báo Thanh Niên đăng lại trên số báo ngày 18.3.2006 có đoạn viết: "Tôi muốn nói đến trường hợp của nhạc sĩ Phạm Duy, người mới được xưng tụng sau đêm nhạc Ngày trở về (diễn ra tại Nhà hát Hòa Bình, TP.HCM). Một người bạn, nhà văn Chu Lai đã tỏ ra tâm đắc với ý tưởng này và cho biết, Tạp chí Thế Giới Mới số mới nhất có đăng một bài viết, với nội dung gói gọn: "Một người từng bỏ kháng chiến theo thực dân Pháp, khi Pháp rút lại theo Ngô Đình Diệm và khi ngụy quyền sụp đổ lại chạy qua Mỹ. Và tại đó, đã viết hàng loạt bài kêu gọi chống Cộng, với giọng điệu "sặc mùi" hiếu chiến. Nay, thấy Việt Nam vươn lên mạnh mẽ, lại xin trở về! Hà cớ gì phải tung hô, xưng tụng đến như thế!".
Về nội dung đoạn viết này, Ban biên tập Tạp chí Thế Giới Mới xin có ý kiến như sau:
Tạp chí Thế Giới Mới không đăng một bài báo nào về nhạc sĩ Phạm Duy có nội dung như đã nêu trong bài báo Không thể tung hô đăng trên Báo Đầu tư.
Ban biên tập Tạp chí Thế Giới Mới xin báo cáo để Vụ Báo chí Ban Tư tưởng-Văn hóa T.Ư và Cục Báo chí Bộ Văn hóa - Thông tin biết và kính đề nghị Ban biên tập Báo Thanh Niên và Ban biên tập Báo Đầu tư cho thông tin lại trên Báo Thanh Niên và Báo Đầu tư để bạn đọc biết nội dung liên quan đến Tạp chí ThếGiới Mới trong đoạn viết nêu trên là không đúng sự thật.
(Thanhnien)
Tiếp tục phản hồi xung quanh bài viết về nhạc sĩ Phạm Duy
Ngày 20/3, nhà văn Chu Lai đã gọi điện đến Báo Thanh Niên phản hồi về một chi tiết liên quan đến ông trong bài viết của Nguyễn Lưu về nhạc sĩ Phạm Duy trên Báo Đầu Tư (Báo Thanh Niên đăng lại ngày 18/3). Nhà văn Chu Lai khẳng định ý kiến bình luận về Phạm Duy mà tác giả Nguyễn Lưu trích dẫn không phải là phát ngôn của ông. Theo tìm hiểu của Thanh Niên, ông Nguyễn Lưu đã dẫn lời (không hoàn toàn đúng nguyên văn) của một bạn đọc được đăng trên phụ san Thế Giới của Báo Quốc Tế số 224, ra ngày 7/3/2006.
(Thanhnien)
Trên diễn đàn báo Tuổi trẻ đã có hàng trăm ý kiến phản
hồi đến độ báo đã chủ động ngưng chủ đề này.
mà vấn đề ở cách đánh giá một con người như thế nào.
Giáo sư, Viện sĩ, Nhà Giáo Nhân dân Phan Huy Lê là một trong những chuyên gia hàng đầu về lịch sư Việt nam có nói đánh giá về một nhân vật , một con người, nói chung đã là một vấn đề phức tạp và tinh tế, đòi hỏi các nhà khoa học phải đặt nhân vật đó vào bối cảnh lịch sử cụ thể với tất cả mối quan hệ phức hợp của hoàn cảnh gia đình, văn hoá, xã hội, điều kiện hoạt động và nhất là yêu cầu phát triển của đất nước trong xu thế chung của thời đại và của khu vực, để phân tích và nhìn nhận một cách khách quan, toàn diện và thoả đáng về mặt công lao, cống hiến, mặt tích cực cũng như mặt hạn chế và tiêu cực. Tuy nhiên đối với những nhân vật mà công lao và cống hiến đã quá rõ ràng như các anh hùng dân tộc, các danh nhân văn hoá... hay trái lại, những nhân vật mang tội với lịch sử, với dân tộc và nhân loại thì sự đánh giá tương đối dễ dàng hơn và dễ đi đến sự nhất trí hơn. Nhưng có những nhân vật, những con người sinh ra và lớn lên trong một bối cảnh phức tạp, đầy biến động và thử thách của lịch sử và trong cuộc sống cũng như hoạt động bản thân của họ cũng chứa đựng và phản ánh những mâu thuẫn đó, vừa có nhân cách cao đẹp, có công lao đối với dân với nước, vừa có những mặt hạn chế nặng nề, những ứng xử mang tính nghịch lý, thậm chí có khi đi đến bế tắc, tự kết thúc cuộc sống bằng những bi kịch. Đối với những nhân vật loại này, việc nghiên cứu và đánh giá dĩ nhiên gặp nhiều khó khăn và thường tồn tại những ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau là hiện tượng dễ hiểu.
Phạm Duy trong đêm "Phạm Duy - Người phiêu lãng". Nguồn ảnh: Ngọc Trần (Tin Mới)
Vị khách mời của Cà phê với sao tuần này ( 28-4-2012) là nhạc sĩ Phạm Duy. Đã 92 tuổi nhưng người nghệ sĩ tài hoa của làng nhạc Việt vẫn cần mẫn làm việc, góp hương cho đời. Ông chia sẻ về những công việc đang làm, những hoài bão khi tuổi già…
Nhạc sĩ Phạm Duy nói rằng nhiều khi nghĩ lại mình thấy mình cũng may, sướng hơn khối ông đấy chứ. Chắc gì những ông Hoàng Cầm, Văn Cao, Trịnh Công Sơn,… còn sống ở cái tuổi này mà đã sướng nhỉ.
Khi được báo Người Lao động phỏng vấn :
*Ông nổi tiếng với những bản tình ca, đến giờ có khi nào ông nghĩ về những bản tình thật của đời mình? Ông trả lời:
- Không, tôi quên hết rồi. Thời gian trôi đi thì những thứ khác cũng phải phai mờ đi. 92 tuổi mà còn nhắc đến những cuộc tình thưở đôi mươi thì có khác nào cả dở hơi. Tôi chẳng dở hơi thế đâu! Bây giờ, tôi chỉ nghĩ mỗi ngày mình phải uống 10 viên thuốc để cơ thể chống đỡ được ngày nào hay ngày ấy thôi. Thế cũng đủ với tôi rồi.
BMT 28-4-2012
Khi được báo Người Lao động phỏng vấn :
*Ông nổi tiếng với những bản tình ca, đến giờ có khi nào ông nghĩ về những bản tình thật của đời mình? Ông trả lời:
- Không, tôi quên hết rồi. Thời gian trôi đi thì những thứ khác cũng phải phai mờ đi. 92 tuổi mà còn nhắc đến những cuộc tình thưở đôi mươi thì có khác nào cả dở hơi. Tôi chẳng dở hơi thế đâu! Bây giờ, tôi chỉ nghĩ mỗi ngày mình phải uống 10 viên thuốc để cơ thể chống đỡ được ngày nào hay ngày ấy thôi. Thế cũng đủ với tôi rồi.
BMT 28-4-2012