27 tháng 3, 2014

TẠI SAO PHẢI KỲ THỊ TỪ THUẦN VIỆT HAY KHÔNG THUẦN VIỆT ?


           Những từ gốc Hán hay phương Tây ( chiếm 70-80% trong từ điển VN ) . CHÚNG ĐÃ ĐƯỢC LATIN HÓA TRONG TỔ HỢP GỌI LÀ CHỮ QUỐC NGỮ RỒI THÌ ĐÍCH THỊ NÓ PHẢI LÀ TỪ VIỆT NAM. Chúng trở thành một bộ phận không thể tách rời khỏi vốn từ Việt Nam trong kho tàng văn hóa VN, có khi lại dồi dào,  gọn gàng , trong sáng và đẹp hơn cả từ gọi là thuần Việt. Ai thích dùng thì dùng, ai không thích thì tìm từ khác thay vào, miễn diễn đạt sao cho người khác hiểu là tốt rồi.

      Viết chữ "ẩm thực" ra giấy rồi đưa cho người Trung quốc coi và đọc cho họ nghe luôn thử coi họ có hiểu không, chắc là không vì nó là chữ được phát âm theo tiếng Việt, nhưng lại là do một ông Tây là Linh mục Alexandre de Rhodes đặt ra cách ký âm rất rõ nét những yếu tố ngoại lai, nhất là tiếng Tây Ban Nha.

[ Để soạn cuốn từ điển của mình, có lẽ Alexandre de Rhodes đã dựa vào những công trình ký âm Latinh tiếng Nhật (Romanji) đầu tiên của Yajiro, một người Nhật Bản cải đạo giữa thế kỷ XVI, tuy nhiên những tiền bối thực sự của ông là các linh mục dòng Tên người Bồ Đào Nha. Trong thông báo gửi độc giả cuốn từ điển, chính Alexandre de Rhodes cũng thừa nhận rằng ông chịu ơn những người tiền bối. Ông nói rằng ông đã làm việc trên cơ sở cuốn từ điển Việt-Bồ Đào Nha của Gaspar de Amaral và cuốn từ điển Bồ Đào Nha-Việt của Antonio Barbosa. Nhưng người thầy trước hết của ông là Francisco de Pina, cũng là một người Bồ Đào Nha. Từ năm 1622, Pina đã phát triển một hệ thống ký âm dùng chữ cái áp dụng cho ngữ âm và thanh điệu tiếng Việt, đã soạn một văn tuyển và bắt đầu viết một cuốn sách ngữ pháp (Roland, tr. 37) Năm 1624, Pina mở trường dạy tiếng Việt đầu tiên cho người nước ngoài, hai sinh viên trong số đó là Antonio de Fontes và ... Alexandre de Rhodes.
Vì thế, không có gì đáng ngạc nhiên khi các quy ước ký âm của chữ Quốc ngữ cho thấy ảnh hưởng của tiếng Bồ Đào Nha, điều chắc chắn không phải không có liên quan đến thực tế là giữa 1615 và 1788, trong số 145 linh mục dòng Tên tại Việt Nam có 74 người Bồ Đào Nha, trong khi chỉ có 30 người Ý, 5 người Pháp và 4 người Tây Ban Nha. Thật vậy, bảng chữ cái tiếng Việt là một sự áp dụng vào tiếng Việt bảng chữ cái được sử dụng trong các ngôn ngữ Roman của những nhà truyền giáo. Để biểu hiện các thanh điệu, họ sử dụng các ký hiệu trong tiếng Hy Lạp. Trong bảng ký âm này, Nguyễn Phú Phong, tiếp theo AG Haudricourt, nhấn mạnh ảnh hưởng của tiếng Bồ Đào Nha. Các phụ âm có nguồn gốc Bồ Đào Nha, đó là “gi”, “ch”, “x”, “nh”, còn các nguyên âm, đó là “â”, “ê”, “ô”. (A.G Haudricourt, tr. 61, Nguyễn Phú Phong, tr. 13-17) ]   

      ( Từ ẩm thực trong tiếng Quan Thoại phiên âm là Yin shi , nghe có giống phát âm từ ẩm thực của người Việt chút nào đâu. Mà ngay người Việt ở khắp các vùng miền phát âm cũng khác nhau, Tây học tiếng Việt ở miền Nam, ra Bắc nghe cũng có khi chịu chết.
      Như vậy rõ ràng chữ Quốc ngữ mà chúng ta thường  tự hào vẫn mang yếu tố ngoại lai.    
               Gọi mô tô tỏ ra gọn nhẹ hơn xe máy, với lại ô tô cũng là một loại xe có gắn máy, làm sao đây ? Để định nghĩa được một từ Thuần Việt lại phải sử dụng một số từ không thuần Việt thì cuối cùng mèo vẫn hoàn mèo. 

                 Ví dụ định nghĩa sấm ( là từ Thuần Việt ): Sấm hay Sấm sét là âm thanh gây ra bởi tia sét hay tia chớp và là một hiện tượng thiên nhiên. Nguyên nhân là sự phóng điện hay sự di chuyển cực nhanh của các điện tử ma sát vào không khí làm nó trở nên cực nóng có thể hình thành plasma và giãn nở, theo thuyết động học thì khi không khí bị giãn nở một cách quá nhanh và đột ngột xung quanh tia sét nó sẽ tạo ra một sóng chấn động lan rộng kèm theo tiếng động. Tha hồ mà lượm ra những từ gốc Hán và Tây. Mà ngay chữ Sấm viết ra cũng đã thấy lai căng rồi, nói gì đến Thuần Việt. 
            Vậy  chúng ta có cần phải truy đến tận cùng từ nào là thuần Việt để dùng hay không ?

              Có nhiều nghiên cứu và bằng chứng mới nhất cho rằng trước khi đi dần về phía Nam, người Việt đã để lại tiếng Việt như là nguồn gốc của nhiều thổ ngữ ở phương Bắc. Tổ tiên người Việt để lại trên đất Trung Hoa không chỉ tiếng nói mà cả chữ viết.

( https://groups.google.com/forum/#!topic/yksg1975/1P-Rwz8KAAE )



                          Lòng tự tôn dân tộc khiến nhiều người Việt có ý muốn hạn chế từ Hán-Việt mỗi khi có thể là điều nên làm , nếu có thể . Nhưng điều này xem ra khá khó khăn. Không thể thay thế từ khác trong rất nhiều trường hợp. Hãy thử thay thế 
 tên gọi Bộ Giáo dục hay Bộ Y Tế bằng tên khác.


             Nổ lực trong sáng hóa tiếng Việt ( hiểu theo nghĩa nên dùng từ Thuần Việt) ;
mà bản thân từ Thuần Việt cũng đã có nhiều nguồn gốc từ Nam phương, bao gồm cả Nam Á (như Indonesia) , Mon-Khmer và Tày Thái-Mường. Cội rễ của từ vựng tiếng Việt hết sức phức tạp. Chúng gồm nhiều nguồn đan xen, chồng chéo, thậm chí phủ lấp lên nhau; xem ra không dễ dàng lắm.


            Trong chừng mực nào đó, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học, văn học, không nên quá cưỡng cầu. Có phải đó là tinh thần bài ngoại cực đoan. Quan trọng nhất là người Việt phải độc lập, tự chủ về chủ quyền lãnh thổ, chính trị, kinh tế...Chắc chắn người Mỹ họ không cảm thấy xấu hổ vì ngôn ngữ của họ có nguồn gốc từ châu Âu.



         Có nhiều thứ đáng để trân trọng và tự hào của người Việt nhưng đã liên tục bị chính người Việt chà đạp đến nổi người Việt mang tiếng xấu ở nhiều nơi trên thế giới.

                           ( Trích bình luận trong một bài viết của bạn trên Facebook )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét