25 tháng 2, 2013

THỰC HƯ CÀ PHÊ CỨT CHỒN

            Mồng 6 Tết Quý Tỵ, đi Nha Trang chơi, ghé thăm cô cháu đang bán ở một cửa hàng cà phê Trung Nguyên ở đầu cầu mới..Lúc về được biếu một Kg Cà phê và khoảng 100gr Cà phê Cứt chồn bột.
          Sống ở xứ Cà phê gần 60 năm nhưng thực tình chưa bao giờ uống lấy một ly Cà phê Cứt chồn dù từ nhỏ đã nghe đến danh tiếng của nó..Cà phê Cứt Chồn đã là một truyền thuyết có thật ở không riêng Ban Mê Thuột.
          Tín đồ cà phê trong nước nhưng  ngay cả cư dân thủ phủ cà phê là Buôn Mê Thuột, Dak Lak cũng ít ai dám mạnh miệng tuyên bố họ đã được mục sở thị hoặc thưởng thức cà phê chồn thứ thiệt.
           Hiện nay, Cà phê Trung Nguyên đã sản xuất thương hiệu cà phê chồn của riêng mình với tên gọi Weasel. Mỗi kg cà phê Weasel có giá 3.000 USD, cao hơn nhiều so với Kopi Luwak của Indonesia, được rao dưới 600 USD một kg.
           Ở trong nước, với mức giá "trên trời", cà phê chồn vẫn là khái niệm xa lạ với đa số người dân, có chăng họ mới chỉ có cơ hội nếm cà phê chồn "hương liệu". Một tín đồ ghiền cà phê là anh Trung Hiếu (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết đã uống phải cà phê chồn nhái khi vào các quán trưng biển "Cà phê chồn" hoặc được bạn bè biếu và không thấy có gì đặc biệt, thậm chí mùi vị còn khá tệ. "Nhiều quán in tên 'Cà phê chồn' trong menu, giá cao lắm cũng chỉ vài chục nghìn đồng một ly nên tôi biết ngay là đồ dỏm", anh nói.
           Sở dĩ cà phê chồn Việt Nam đắt vì quy trình sản xuất cầu kỳ và hoàn toàn thủ công", đại diện của Trung Nguyên giải thích. Khác với Indonesia, những người sản xuất cà phê chồn tại Việt Nam không nuôi nhốt chồn và ép chúng ăn cà phê sẵn có.
             Một trong những lý do khiến cà phê chồn ngon vì con chồn thường chọn ăn quả ngon lành, chín mọng. Chồn bị "cưỡng bức" ăn hạt cà phê sẽ cho ra sản phẩm không được như chồn ngoài tự nhiên. Đội ngũ chồn ăn hạt và "sản xuất" phân hiện sống hoang dã rải rác khắp vùng Tây Nguyên như Buôn Mê Thuột, Kon Tum, Đắc Nông, với số lượng không nhiều như trước do nạn săn bắn.
           Nguyên liệu thô được thu mua với giá từ 1 đến 10 triệu đồng mỗi kg (tùy thuộc vào chất lượng hạt cà phê, thành phần lẫn trong phân) từ nông dân, thương lái. Sau đó, Trung Nguyên tiến hành sản xuất với nhiều tiêu chí cầu kỳ như thời gian từ lúc chồn cho ra sản phẩm đến lúc bắt đầu chế biến không nên quá 24 giờ, tiếp đến hạ thổ (đưa xuống lòng đất) 343 ngày. Khâu hạ thổ này rất quan trọng để cà phê phân rã vỏ một cách tự nhiên, thay vì dùng máy tách như thông thường.
            Sau khi trải qua các công đoạn cầu kỳ như trên, cà phê Weasel có giá lên đến 3.000 USD một kg. Gói nhỏ 250g được bán ở 750 USD.
           Tuy nhiên, kể cả những người có tiền cũng khó mà mua cà phê chồn Weasel vì mỗi năm Trung Nguyên chỉ sản xuất được từ 40 đến 50 kg. Do đó, sản phẩm này hiện chưa dành xuất khẩu mà chỉ bán ở số lượng nhất định theo đơn đặt hàng của các khách hàng VIP.

Cà phê Chồn
Chồn ăn hạt cà phê ngoài tự nhiên sẽ cho ra những hạt cà phê thơm ngon hơn cà phê từ chồn nuôi nhốt. Ảnh: amusingplanet.com

              Thấy cũng khó là cà phê chồn nguyên liệu được thu mua từ người nông dân, thương lái trong vòng 24h là phải chế biến ngay. Và chắc chắn một điều là lượng này không nhiều và liên tục. Vậy thì cứ thu mua đến đâu thì chế biến luôn đến đấy?
            Chẳng lẽ sản lượng 40-50kg/một năm được tích luỹ từ những đợt chế biến nhỏ lẻ như vậy? 
           Có lẽ đây là tuyệt chiêu khi quảng cáo thương hiệu đến bạn bè thế giới, vì hình thức quảng cáo thì mỗi một doanh nghiệp có một cách riêng..
.           Với gói cà phê cứt chồn được tặng, tôi không tin đó là Cứt chồn chính hiệu , có chăng là mùi hương liệu.
         Vào  những năm trước kia , lúc đó chồn rất nhiều. Vào mùa thu hoạch cà phê, chồn lựa ăn những hột chín nhất. Nhưng  thấy nó ăn đã khó (nó thấy mình tới gần là chạy mất rồi) chứ đừng nói tới việc nhìn thấy nó xả để mình hốt sản phẩm thải của nó để mà xử lí trong vòng 24h. Hồi đó, thông thường một mùa cà phê 5 hecta cuối mùa , hốt phân chồn cỡ gần 1 kí, mà lúc lượm phân đã khô rồi chỉ cần cầm hạt cà phê bóp nhẹ là đã tách được vỏ, chỉ việc đem về rang thôi. Cà phê chồn trước kia là có thật nhưng giờ mà nói Trung Nguyên làm theo quy trình công phu như vậy chỉ có ... nuôi chồn.

             Liên Hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Daklak cũng có nhiều tài liệu về Cà phê Cứt chồn, xin trích dẫn một số ý của Ông  Nguyễn Văn Thường, Viện KHKT Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên.

     Để biết thêm về cà phê chồn hay cách làm giảm mùi hôi trong tách cà phê chồn

     Chồn các hộ đang nuôi để lấy cà phê chồn chủ yếu thuộc hai loài: Chồn Bạc má và Chồn Hương. Trong hệ thống phân loại động vật, chúng thuộc Họ Chồn (Mustelidae), Bộ Ä‚n thịt (Carnivora), Nhóm Thú. Trong tự nhiên chúng thường sống ở các bụi rậm lùm cây, kiếm ăn trên mặt đất và cả trên cây, ngủ trong hang đào dưới đất hoặc trong hốc cây, hốc đá.

                      

Hình 1: Chồn bạc má
1. Thức ăn chính của chồn là gì?

     - Thức ăn chính của chồn là giun đất, dế, côn trùng, cua, ốc, nhái, rắn, chuột, trứng chim, kỳ nhông, một số loại quả và củ. Khi nuôi nhốt, người ta có thể cho ăn cá, thịt, nội tạng động vật, chuột, gà con và một số loại quả.
     - Quả cà phê chỉ là một trong nhiều loại thức ăn của chồn. Trong hai loại cà phê, chồn thích ăn quả cà phê chè (Arabica) hơn quả cà phê vối (Robusta), có lẽ do vỏ quả cà phê chè mọng nước và nhiều đường hơn. 

     - Cách đây khoảng 30 năm, tại vùng Phủ Quỳ, tỉnh Nghệ An, người ta thường gặp phân chồn trong vườn cà phê chè nhiều hơn trong vườn cà phê vối. Trong nuôi nhốt, khi đã cho chồn ăn quả cà phê chè rồi, sau này chúng không muốn ăn quả cà phê vối nữa.
     - Chồn chỉ ăn một lượng nhỏ quả cà phê. Một ngày cho 100 con chồn ăn 100 kg quả cà phê chín, chúng chỉ ăn khoảng 5 - 7 kg, và nhất định không ăn thêm; số quả còn lại phải đưa ra khỏi chuồng và đem chế biến theo cách thông thường.
2. Cà phê được “chế biến” qua bộ máy tiêu hóa con chồn như thế nào?
     - Nguyên liệu là các quả cà phê chín. Chồn chỉ nhằn lớp vỏ quả mọng nước, nhả bã vỏ quả và nuốt hạt cà phê còn nhớt, vì vậy không làm vỡ hạt cà phê. Cũng có con nuốt luôn vỏ quả. Khi đi qua dạ dày và ruột của con chồn, lớp nhớt được tiêu hóa, còn lại các hạt cà phê với lớp vỏ thóc cứng bên ngoài không bị phân hủy và được thải ra theo phân.
     - Lớp vỏ thóc của hạt cà phê thành phần chủ yếu là Cellulose và có cấu trúc như một màng lọc hai chiều. Chúng cho một số hợp chất hòa tan trong hạt chui ra ngoài, nhưng cũng cho một số chất từ ngoài thâm nhập vào hạt. Giống như các loài thú khác, bộ máy tiêu hóa của con chồn có cả các vi khuẩn phân giải đường và các vi khuẩn phân giải protein. Khi phân giải protein chúng tạo ra các mùi hôi và có thể cả các độc tố vi khuẩn. Các độc tố vi khuẩn xâm nhập vào hạt cà phê nhiều hay ít và tồn dư của chúng còn lại bao nhiêu trong cà phê nhân và cà phê rang xay là điều chưa rõ.
3. đặc điểm của cà phê chồn:
     a) Sản phẩm thô
- Sản phẩm thô chính là phân chồn chứa các hạt cà phê thóc. Phân có thể ráo nhưng cũng có thể ướt. Các cục phân có mùi hôi tanh, dù thức ăn của chúng có nguồn gốc động vật hay thực vật, và hấp dẫn ruồi nhặng. Các hạt cà phê thóc có thể được kết dính với nhau thành khuôn hình trụ có kích thước phổ biến dài 6 – 10cm, đường kính 2 – 2,5cm và hơi chóp ở đầu. Phân chồn cũng có thể chỉ là một đoạn hình trụ đứng gẫy dài 3 – 4cm, hoặc rời rạc chỉ vài hạt dính kết với nhau. Trong tự nhiên, ở các bụi rậm gần vườn cà phê người ta cũng có thể bắt gặp khúc phân chứa cà phê dài 20 – 25cm và được cho là phân chồn, nhưng rất hiếm. Cà phê thóc trong phân chồn có thể có màu từ nâu nhạt đến nâu đen. Màu nâu đen là do con chồn chưa tiêu hóa hết lớp nhớt trong vỏ quả cà phê và khi thải ra bên ngoài các hợp chất chứa phê-nol trong lớp nhớt bị ô xi hóa tạo màu nâu đen. Màu nâu đen cũng có thể là các chất cặn bã nguồn gốc từ động vật mà con chồn chưa tiêu hóa hết và dính vào vỏ thóc.



    

                                                   ảnh: Cà  phê phân chồn
        - Cà phê phân chồn được phơi sấy cho tới khô. Do các hạt dính kết với nhau thành cục nên việc phơi sấy rất lâu khô và xảy ra tình trạng cà phê khô không đều (các hạt nằm ở mặt ngoài cục phân thường khô trước và các hạt nằm ở phần lõi cục phân thường khô sau). Nếu gặp mưa kéo dài, không phơi được, các cục phân chồn nhanh bị mốc. Khi đã khô, các cục cà phê phân chồn ít hôi tanh hơn. 
       b) Nước pha chế từ cà phê chồn
        - Trước hết, người ta phải xay các cục phân để làm rời các hạt cà phê thóc, sau đó xay bóc vỏ thóc để lấy nhân. Trong quá trình xay, các chất cặn bã tiếp tục lây nhiễm bẩn vào nhân. Cà phê nhân được đem rang rồi xay bột để có cà phê bột. Dùng nước nóng để pha chế với bột này ta được các tách cà phê chồn.
       - Khi thử nếm tách cà phê chồn, dù đã pha thật loãng, các chuyên gia thử nếm luôn luôn phát hiện ra các lỗi mùi vị, đặc trưng là mùi vị thủm thủm của nước cống rãnh và mùi của vỏ quả cà phê tươi đang mục ruỗng, với cường độ khá mạnh. Theo thuật ngữ chuyên môn, khi tách cà phê có các biểu hiện này sẽ bị xếp lỗi “liệt-vị” (“off-flavour”). Bất cứ tách nào mắc lỗi “liệt-vị” đều bị trừ điểm, tổng số điểm chất lượng mùi vị không cao và chúng không được xếp vào loại “tách sạch” (Clean Cup).
 4. Cà phê chồn khác cà phê chế biến ướt ra sao?
         - Cà phê chồn với đặc điểm và cách “chế biến” như đã giới thiệu ở trên. Với cà phê chế biến ướt, nguyên liệu chế biến cũng là quả chín và sản phẩm cũng là cà phê thóc khô, nhưng các hạt cà phê thóc khô rời nhau không dính kết; bề mặt hạt có màu trắng ngà hoặc vàng sáng rất sạch sẽ, không còn dấu vết của lớp nhớt màu nâu. Tách cà phê chế biến ướt có mùi thơm sạch, vị dịu ngọt rất hấp dẫn.


                                             ảnh: Cà phê thóc chế biến ướt

          - để có cà phê chế biến ướt, trước hết người ta loại bỏ lớp vỏ quả có màu đỏ và chứa nhiều nước bằng máy xát tươi hay máy lấy ruột. Tiếp theo người ta loại bỏ lớp nhớt bằng cách ủ lên men trong các bể ủ hoặc dùng máy đánh nhớt cơ học, hoặc dùng enzyme để xử lý. Cà phê đã sạch nhớt được đem phơi hay sấy đến khi khô hoàn toàn (độ ẩm hạt 12,5%).
         - Hiện nay phương pháp sử dụng các chế phẩm sinh học chứa enzyme pectinase để loại bỏ nhanh lớp nhớt đang được coi là một tiến bộ mới trong công nghệ chế biến cà phê do nó khắc phục được các nhược điểm của phương pháp lên men thông thường và phương pháp đánh nhớt cơ học; đồng thời nó giúp làm giảm vị đắng và mùi vị xanh non trong cà phê.
5. Tại sao cà phê chồn đắt?
          - Nếu nuôi chồn chỉ để lấy cà phê chồn thì dù cà phê bán với giá cao vẫn rất khó có lãi. Như đã nêu trên, chồn chỉ ăn một lượng cà phê rất hạn chế và mùa cà phê chín chỉ kéo dài vài tháng. Số lượng nuôi chồn không đều. Nuôi chồn phải đầu tư xây dựng chuồng trại, mua cn giống, chăm sóc thú y và mua các loại thức ăn là thịt cá, nhất là cho các tháng không có quả cà phê chín. Giá thành cà phê phân chồn vì vậy khá cao; cộng với những lời đồn thổi về sự quý hiếm của cà phê chồn nên người ta có thể bán một kg cà phê phân chồn nguyên cục với giá 1 – 1,5 triệu đồng.
        - Cà phê chồn rất khó bán, không biết do giá quá cao hay do nguy cơ không an toàn cho sức khỏe người uống hay do cả hai mà nhiều người không muốn thưởng thức. Một trại nuôi khoảng 100 con chồn, trong một vụ có thể thu 200 kg cà phê phân chồn và nếu bán được một nửa số này đã là một điều may mắn và coi như hòa vốn. Nếu chỉ bán được 50 kg thì lỗ.
         - Song thực tế các trại nuôi chồn lại không bao giờ lỗ do bán được chồn giống và chồn thịt đều với giá rất cao, và cà phê chồn chỉ là sản phẩm phụ của nghề nuôi động vật hoang dã này, bán được nhiều thì lãi nhiều hơn.
6. Có nên coi cà phê chồn là cà phê “đặc sản”? 

        - Xét về khía cạnh chất lượng mùi vị và nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm, cà phê chồn chỉ là thứ đáng vứt bỏ. Mặc dù chưa có báo cáo nào về hiện tượng bị đau bụng và tiêu chảy sau khi uống cà phê chồn, song nếu cà phê chồn được phép sử dụng làm thực phẩm thì nhất thiết phải có các công trình nghiên cứu đầy đủ và nghiêm túc về vấn đề này.
        - Có nhiều loại cà phê chế biến ướt vừa thơm ngon vừa sạch, đáng thưởng thức hơn cà phê chồn và giá lại rẻ nữa. Không nên tin theo các lời đồn thổi huyễn hoặc để sử dụng cặn bã của động vật làm thực phẩm rồi vừa phải mất tiền (giá chào bán cà phê chồn hiện nay 2,5 – 3 triệu đồng/kg bột) mà lại có thể mang bệnh vào người.

7. Nếu muốn tận dụng cà phê chồn làm nước uống, có cách nào để hạn chế mùi hôi thối trong nước pha?


          a) Cách 1: phối trộn cà phê chồn với các loại phụ gia tạo mùi vị để át mùi bẩn của cà phê. Khi đó người uống được thưởng thức mùi vị cà phê ít hơn mùi vị của các phụ gia thực phẩm, và nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm của loại cà phê này vẫn cao.

        b). Cách 2: tái chế, thực hiện như sau:- Ngâm các cục phân chồn trong nước sạch 5 – 7 giờ, sau đó rửa nhiều lần để làm sạch cặn bã dính kết các hạt cà phê thóc,- Ngâm cà phê thóc đã rửa hết bẩn trong chậu nước sạch 48 giờ. Trong thời gian này, cứ 6 giờ lại rửa cà phê và thay nước một lần.- Phơi cà phê trên các mẹt tre nứa với lớp phơi 2cm cho đến khi khô. để biết cà phê đã khô chưa, tách vỏ thóc vài hạt và cắn mạnh vào nhân, nếu nhân cứng, không có dấu răng trên nhân thì cà phê coi như đã khô.- đem xay cà phê thóc khô để tách lớp vỏ thóc, lấy nhân; ngâm lại cà phê nhân trong nước sạch 24 giờ.
- đem phơi cà phê cho đến khô.
        Khi cà phê đã khô, đem cà phê rang xay và pha chế. Tách cà phê lúc này có thể đã hết mùi hôi.

   Hoang tưởng, thiếu hiểu biết mới mua cà phê chồn





14 tháng 2, 2013

ĐÊM TRONG VƯỜN NGHE MÙI HƯƠNG PHẤT DỤ


        Thiết mộc lan hay phát lộc, phát tài hoặc phất dụ thơm (danh pháp hai phần: Dracaena fragrans, đồng nghĩa: Dracaena deremensis) là một loài thực vật có hoa trong họ Tóc tiên (Ruscaceae). Nó là loài bản địa của Tây Phi, Tanzania và Zambia nhưng hiện nay được trồng làm cây cảnh ở nhiều nơi.
        Thiết Mộc Lan có khả năng hấp thụ Aldehyde trong không khí nên là một lựa chọn trong top mười loại cây trồng trong nhà với mục đích thanh lọc môi trường.


           Cây Phát tài ( Thiết mộc lan ) trồng trong vườn nhà là loại gốc, đã bỏ phần ngọn và phần thân.Trồng trong chậu nên đã hơn 7 năm cũng chỉ cao khoảng 1,5m và 4 năm nay, năm nào cũng ra hoa vào dịp Tết Nguyên Đán. Nếu trồng ngoài đất, nó có thể cao 6-7m. Phát tài gốc sống khỏe và lâu hơn hơn phát tài trồng bằng cách giâm thân. Nếu để cây phát tài hoàn toàn trong mát và lâu dài, gốc phát tài sẽ mất sức dần và lụi đi. Không phải cây nào trồng cũng có thể ra hoa, có thể nói ít gặp nếu trồng không đúng cách. Có khi cây xanh tốt , cao lớn nhưng không bao giờ thấy ra hoa.

Thiết Mộc Lan ra hoa


               Để Thiết Mộc Lan ra hoa vào dịp Tết Nguyên Đán, có thể có cách như sau và  chúng ta phải chuẩn bị từ tết dương lịch : 

- Cây phải trồng trong chậu .
- Đưa chậu cây ra phơi nắng cả ngày. tuyệt đối không được tưới nước trong ngày.
- Cuối ngày (18:30 - 19:30 )  lấy vài cục nước đá để vào chậu cây cách gốc từ 10cm - 15cm.
- Làm liên tục đến khi thấy cuống hoa xuất hiện và dài khoảng 10cm . lúc này chúng ta có thể tưới nước trở lại bình thường, lúc này cây cần nước và ít nắng trong ngày , do đó không để thiếu nước được. Hoa mọc theo hình tháp, khi hoa bắt đầu nở bạn sẽ thấy rất nhiều ong đến . Để giữ hoa lâu tàn bạn nên treo một bao vải chứa chất diệt côn trùng hoặc  nhớt cũ của xe gần hoa . Bình thường một hoa có thể sống khoảng 2 tháng 



              Ban ngày Hoa khép cánh  và rất khó nhận ra mùi hương nếu không dí sát mũi vào để ngửi, nhưng đêm đến, các cánh hoa bung ra, tung hương thơm vào không gian.

           Thiết mộc lan có hoa trắng-nâu tím với hương thơm, vì thế mà trong tên gọi khoa học có từ fragrans (nghĩa là hương thơm).


Buổi tối trong vườn tỉnh lặng, gió đưa mùi Phất Dụ hương bay khắp vườn.


            Mùi Phất dụ hương từa tựa mùi hương của hoa Cà Phê nhưng không quá nồng nàn như vậy.


            Nó có một vẻ gì đó rất thanh cao. Mùi hương ngọt và mát, thanh nhưng không quá nhẹ nhàng. Nó có mùi đêm như dạ lý.


Như bài haiku của Buson ( Nhật Bản ) viết về một loài hoa  nở trong đêm :
 Nan no ki no
   hana towa shirazu

    nioi kana
Từ cây hoa nào

mà ta không biết
một làn hương trao
              Hoa biết cách giấu mình trong hương cũng như biết cách giấu mình trong vĩnh cửu, giấu mình trong tiếng chuông chiều, nối dài niềm cô tịch.











5 tháng 2, 2013

Đẹp mê hồn những thác hoa Tử đằng ở Nhật Bản


Đẹp mê hồn những thác hoa Tử đằng ở Nhật Bản


         Loài hoa đẹp đến mơ màng có tên gọi là Fuji hay còn gọi là hoa Tử đằng.

        Người dân Nhật Bản vốn coi đây là loài hoa tình yêu, tương tự như hoa hồng ở các nước phương Tây. Mùa hoa Fuji nở rộ vào khoảng giữa tháng 4 cho tới giữa tháng 5 hằng năm.
       Những chùm hoa đủ sắc màu long lanh dưới nắng, trải dài trên diện tích hàng trăm mét vuông, cảnh tượng này không khỏi khiến bất kỳ du khách nào tới công viên hoa Ashikaga ở thành phố Ashikaga, tỉnh Tochigi, Nhật Bản phải ngỡ ngàng.



Đẹp mê hồn những thác hoa Tử đằng ở Nhật Bản,cay canh,cây cảnh,hà nội,bonsai,việt nam,sân vườn,kiến trúc,tiểu cảnh








     Mỗi ngày, công viên Ashikaga tiếp đón hàng nghìn du khách tới thăm quan, đặc biệt vào mùa hoa Fuji
.

Những hình ảnh đẹp của phấn hoa.


Những hình ảnh đẹp của phấn hoa.


          Những bức ảnh sau đây được chụp bởi Martin Oeggerli, một nhà sinh học phân tử, một người nhiếp ảnh và đồng thời là một nghệ sĩ. Ông rất thích thú khi nghiên cứu những dạng sống nhỏ bé. Bằng kính hiển vi điện tử (scanning electron microscope), ông đã chụp hình những hạt phấn hoa của nhiều loài khác nhau. Đây chỉ là một vài bức ảnh trong số rất nhiều những bức ảnh của ông. 
         Hạt phấn có thể có nhiều hình dạng và kích thước rất khác nhau. Đường kính của một hạt phấn cây bí ngô chỉ vừa bằng bề dày của một tờ đô la. Đốm hạt nhỏ ở phía dưới bên phải của hình là hạt phấn của cây Forget me not.

Snowball blossom (Hoa tuyết)
Những hình ảnh đẹp của phấn hoa.
         Lodged in the rumpled tissue of a Viburnum tinus stigma, pollen grains from other snowball blossoms (gray) swell with moisture. One (at center) is already growing the tube that delivers sperm to the ovule. Other species" pollen (yellow and green) has landed amiss; genetic defenses exclude them from the fertilization race.
           Nằm trên lớp mô sần sùi của num nhụy loài Viburnum tinus, hạt phấn từ cây hoa tuyết khác (màu xám) hút nước và trương phồng lên. Một hạt phấn (nằm ngay trung tâm) đã mọc ống phấn để đưa tinh tử đến noãn. Hạt phấn của những loài khác (màu vàng và xanh) cũng bị rơi trên núm nhụy nhưng sự khác nhau về kiểu gen đã ngăn không cho chúng thụ tinh.
             The size of the grains is measured in millionths of a meter, but the romantic journeys of pollen are epic. The dozens of golden grains that have successfully reached a Geranium phaeum flower"s stigma must compete to be among the few that achieve fertilization.
           Kích thước của hạt phấn rất nhỏ, chỉ được đo bằng đơn vị 1 phần triệu của mét nhưng chuyến hành trình của nó khác dài. Hàng tá hạt phấn màu vàng đã giao phấn thành công trên núm nhụy một hoa của loài Geranium phaeum phải cạnh tranh nhau để được thụ tinh.

Flowering quince

         The convoluted surface of Chaenomeles sp. pollen may speed up moisture absorption when the grain lands on a target bloom. "Quick hydration means faster formation of the pollen tube," says Swiss photographer Martin Oeggerli, a postdoctoral fellow at University Hospital Basel. "That"s important for fertilization."
          Bề mặt đã tiến hóa của hạt phấn 1 loài trong chi Chaenomeles có thể giúp nó hấp thu nước nhanh chóng khi nó rơi trên núm nhụy. "Khả năng hấp thụ nước nhanh đồng nghĩa với sự tạo thành ống phấn nhanh chóng", nhiếp ảnh gia người Thụy Sỹ - Martin Oeggerli - một postdoctoral fellow (nghiên cứu sau tiến sỹ) ở Đại học Y Basel đã nói. "Điều đó đóng vai trò rất quan trọng đối với sự thụ tinh".

Bromeliad (Dứa)

Tillandsia maxima

         The fold in a bromeliad grain allows it to shrink as it dries, or swell with moisture, without breaking.
        Những cái hốc nhỏ trên hạt phấn của cây dứa dại cho phép nó co nhỏ lại ngay khi nó khô cũng như khi đã ướt mà không bị vỡ ra.

Water cabbage (Cây bèo cái)

Pistia stratiotes

         The ridges on water cabbage grains are an unusual pollen surface feature, though the plant is common from Egypt to Argentina.
           Những cạnh, gờ trên hạt phấn của cây bèo cái là một đặc tính ít thấy, mặc dù loài này rất phổ biến từ Ai Cập cho tới Argentina.

Venus flytrap (Cây bắt ruồi)

Dionaea muscipula

         Venus flytrap grains are more than 15 times bigger than forget-me-not ones: There"s no consistent correlation between plant and pollen size.
         Hạt phấn của cây bắt ruồi lớn hơn hạt phấn của cây hoa Forget me not 15 lần. Không có sự liên quan giữa kích thước hạt phấn với kích thước của cây.


Persian silk tree (cây bồ kết tây)

Albizia julibrissin

         Persian silk tree grains are also more than 15 times bigger than forget-me-not ones.
         Hạt phấn của cây bồ kết tây hay nhiều nơi còn gọi là cây keo cảnh (cây giống cây keo nhưng hoa màu hồng) cũng lớn hơn hạt phấn hoa Forget me not khoảng 15 lần.

Pine (Thông)
         The pollen of this family coats cars with yellow-green dust—though this particular grain landed on an unhatched insect egg. It floats through the air, sperm carried by two pale "balloons." Such wind-borne pollen causes misery for allergy sufferers in much of the world, where it falls heavily, as it has for millions of years.
           Hạt phấn của những cây thuộc nhóm thông thường có vỏ ngoài màu vàng chanh đang nằm trên vỏ trứng của côn trùng. Nó bay trong không khí. Tinh tử được mang bởi 3 "trái bóng" màu nhạt. Những hạt phấn có cấu tạo thích ứng với kiểu thụ phấn nhờ gió như thế có khả năng thích nghi khá cao và phổ biến khắp nơi trên thế giới.


Silver leaf tree (Cây lá bạc)
Proteaceae

Silver leaf tree grains have a sticky coating that bonds them to animal carriers.
Cây lá bạc có hạt phấn có lớp vỏ ngoài rất dính giúp nó dễ dàng bám vào cơ thể các loài động vật.

Willow (Cây liếu)
         A grain of Salix caprea pollen has missed its mark. Wedged between flower petals, it will die. While some grains will be flung into the air as springtime breezes swirl the willow leaves, others will stick to the backs of bees and find their way.
           Một hạt phấn của cây Salix caprea đã không đến được đích đúng của nó. Bị kẹt giữa 2 cánh hoa, nó sẽ chêt. Trong khi một vài hạt phấn sẽ được phát tán vào trong không khí vào mùa xuân, một vài hạt sẽ bị gió cuốn vào trong lá, một số khác sẽ dính vào lưng của côn trùng như ong và tìm đường đến nhụy hoa.

Indian mallow (cây dâm bụt Ấn độ)
Abutilon pictum
         Spines on Indian mallow pollen help it cling to bird feathers.
        Những cái gai trên hạt phấn của một loài dâm bụt ở Ấn Độ giúp nó dễ dàng bám vào lông vũ của các loài chim.

Poison bulb (Hoa Lyly)
Crinum
         Poison-bulb pollen is surrounded by long, showy petals that attract insect porters. Some variations seem easy to explain. Others remain puzzling, or have yet to be investigated at all. 
     Hạt phấn của cây hoa Lys được bao quanh bởi những cánh hoa sặc sỡ giúp thu hút côn trùng tìm đến.

Forget-me-not
Myosotis sylvatica
         Forget-me-not grains are among the tiniest known, each just five one-thousand of a millimeter across.
           Hạt phấn của hoa Forget me not là một trong những hạt phấn nhỏ nhất được biết, kích thước của mỗi hạt phấn chỉ khoảng 5/1000 của milimet.
                                                                                            Nguyễn Thị Thủy