Nhớ lúc còn học lớp Đệ thất rồi Đệ lục ở trường TH BMT, lớp tôi học Việt văn với Thầy Đương. Lúc bấy giờ Thầy đã già rồi, bọn tôi vẫn gọi là Bố Đương. Thầy Đương người Quảng Nam, vẫn thường đi dạy bằng chiếc xe đạp lọc cọc. Đám học trò thích giờ Thầy vì Thầy rất hiền, đến độ đám học sinh nhiều khi làm ồn, thậm chí chọc phá cả Thầy.Thầy cố làm nghiêm, quát nạt, doạ phạt cấm túc ( chủ nhật phải lên trường học bài, chép phạt và bị ghi vào học bạ ) đủ thứ cũng không hiệu quả. Chỉ đến lúc Thầy Hiệu trưởng Tuấn đi ngang qua , bọn quỷ mới chịu im.
Đã hơn 40 năm qua rồi, tôi vẫn luôn nhớ tới Thầy với lòng kính thương vô cùng. Ấn tượng nhất đối với tôi vẫn là những giờ Hán văn. Nhờ có thầy, tôi biết viết dù không nhiều những Hán tự . Tôi nhớ chữ thứ nhất mà Thầy dạy viết không phải là chữ nhất, một vạch, chữ nhị , hai vạch mà là chữ Cổ , 古, gồm chữ thập , giống dấu cộng, phía dưới là chữ khẩu, giống như hình vuông.Thầy nói : chuyện gì qua 10 miệng nói là xưa rồi.Tiếp theo là những chữ Quân 君 là vua ,v..v....Thầy đọc nhiều câu đối Hán Việt qua những giai thoại văn chương làm giờ học có lúc thật là hấp dẫn. Thầy giải thích tính tượng hình, tượng thanh của chữ Hán và gieo cho tôi lòng say mê những vẻ đẹp tiềm ẩn trong đó. Văn hoá Việt nam chịu nhiều ảnh hưởng của Trung hoa, có nhiều từ Hán Việt không dễ thay thế bằng tiếng Việt thuần tuý vì nó súc tích ,nếu diễn giải bằng tiéng Việt cũng khá dài dòng.
Sau đó lên Đệ Tứ, học ở trường Võ Tánh, Nha Trang, trong những giờ Việt văn , tôi học những bài thơ của Nguyễn Công Trứ, vô cùng thích thú khi hiểu được mấy câu thơ chữ Hán, tôi còn nhớ mấy câu :
Nhân sinh tự cổ thuỳ vô tử
Lưu thủ đan tâm chiếu hản thanh
Đã chắc rằng ai nhục, ai vinh,
Mấy kẻ biết anh hùng khi vị ngộ .
(Chí nam nhi)
(Chí nam nhi)
tạm dịch:
Xưa nay hỏi có ai không chết
Hãy để lòng son chiếu sử xanh........
Chữ Nhàn-Nguyễn Công Trứ
Nguyệt lai môn hạ nhàn ( nhàn 閒, môn 門, nguyệt 月 )
(Chợ nằm trước cửa thì huyên náo;
Trăng soi dưới cửa thì thanh nhàn.)
Hay vô cùng trong phép chiết tự của chữ Hán khi ghép chữ thị nằm dưới chữ môn thành chữ náo, ghép chữ nguyệt dưới chữ môn thành chữ Nhàn.
Đọc một bài thơ tứ tuyệt có người ví như xem một bức tranh đẹp, có khi chỉ cảm nhận được mà không phân tích được
bài LƯƠNG CHÂU TỪ (Vương Hàn )
Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi ,
Dục ẩm tì bà mã thượng thôi ,
Tuý ngoạ sa trường quân mạc tiếu,
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi
Dịch nghĩa bài thơ : Rượu ngon đựng trong chén dạ quang. Toan uống thì tiếng tì bà đã dục lên ngựa. (Tui) say nằm trên bãi chiến trường (thì) xin bạn chớ cười, vì thử hỏi từ xưa đến nay đi chinh chiến có được mấy ai trở về ?
Một đoạn trong bài Tương tiến tửu của Lý Bạch
Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai
Bôn lưu đáo hải bất phục hồi
Quân bất kiến cao đường minh kinh bi bạch phát
Triêu như thanh ty mộ thành tuyết
Bôn lưu đáo hải bất phục hồi
Quân bất kiến cao đường minh kinh bi bạch phát
Triêu như thanh ty mộ thành tuyết
Phỏng dịch:
Anh có thấy nước Hoàng Hà từ trên trời đến,
tuôn chảy về biển không quay về.
Soi gương tủi phận ê chề
Sầu cho tóc bạc u mê tuổi đời
Soi gương tủi phận ê chề
Sầu cho tóc bạc u mê tuổi đời
Trong nhà có treo một bức Thư pháp do anh Minh một người bạn trong PNJ tặng.
( thơ của thiền sư Mẫn giác)
Mạc vị Xuân tàn hoa lạc tận
Mạc vị Xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi Mai
(Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết.
Đêm qua sân trước một nhành mai)
Đêm qua sân trước một nhành mai)
Một Triết lý lạc quan ,yêu đời không phải ai cũng ngộ ra
Phong kiều dạ bạc của Trương Kế , bản dịch của Tản Đà :
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên,
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên,
Giang phong ngư hoả đối sầu miên,
Cô Tô thành ngoại Hàn San Tự,
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
Quạ kêu, trăng lặn, sương rơi,
Lửa chài ,cây bãi, đối người nằm co.
Con thuyền đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San
Nguyên bản chữ Hán:
-
- 楓橋夜泊
月落烏啼霜滿天
- 江楓魚火對愁眠
- 姑蘇城外寒山寺
- 夜半鐘聲到客船
Quạ kêu, trăng lặn, sương rơi,
Lửa chài ,cây bãi, đối người nằm co.
Con thuyền đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San
Có mấy câu đối hay trong các giai thoại văn chương
Quan Vũ với Hoạn quan nói kháy nhau theo cách đồng âm dị nghĩa
Vũ cậy mạnh, vũ ra vũ múa, vũ bị mưa, vũ ướt cả lông.
Thị vào hầu, thị đứng thị trông, thị cũng muốn, thị không
có ấy.
có ấy.
hay:
Vũ vô kiềm toả năng lưu khách
(Mưa không then khoá mà giữ được khách-Đàm Thuận Huy )
Sắc bất ba đào dị nịch nhân .
( Sắc đẹp không sóng nổi cũng làm người ta chìm đắm-Ng Giản Thanh)
Lên Đại học, năm 1970, tôi học khoa Hoá Hữu Cơ ỏ trường Đại học Khoa học Saigon. Trong suốt mấy năm, mãi đến khi học dang dở năm thứ 2 chương trình Tiến sĩ đệ tam cấp Hoá Hữu Cơ , năm 1975, tôi luôn tự hào được làm học trò của Giáo sư Lê Văn Thới.Thầy Thới cũng dạy cho tôi thêm nhiều kiến thức về từ Hán Việt. Nhiều danh từ chuyên môn trong ngành Hoá , nguyên thuỷ bằng tiếng Anh hoặc Pháp , được Thầy chuyển sang tiếng Việt (để dạy cho Sinh viên và trở thành những từ chuyên môn trong các giáo trình Hoá học của Việt nam), có khi bắt buộc phải thay bằng từ Hán Việt. Một từ rất quan trọng để chỉ cấu hình của nguyên tử Carbon trong hợp chất Metan CH4, đó là Carbon Phi đối xứng,trong đó nguyên tử carbon có hoá trị 4, liên kết với 4 nguyên tử Hydro nằm ở 4 góc của 1 tứ diện đều.Thầy giải thích kỹ tại sao không thể dịch là carbon bất đối xứng hay vô đối xứng.
Tấm hình chụp thầy Nguyễn Chung Tú, thầy Lê Văn Thới , thầy Chu Phạm Ngọc Sơn đang ngồi Ban Giám Khảo cho Luận án Tiến Sĩ Đệ Tam Cấp của Nguyễn Huy Ngọc .
Tấm hình chụp thầy Nguyễn Chung Tú, thầy Lê Văn Thới , thầy Chu Phạm Ngọc Sơn đang ngồi Ban Giám Khảo cho Luận án Tiến Sĩ Đệ Tam Cấp của Nguyễn Huy Ngọc .
Thầy Thới dạy cả nhưng chuyện không dính đến chuyên môn như chúng ta chỉ được đọc hay viết sông Hương hoặc Hương Giang mà không là sông Hương giang ; sông Hồng hoặc Hồng Hàmà không là sông Hồng Hà ; chỉ đọc Nhà Chính trị hoặc Chính trị gia chứ không thể là Nhà Chính trị gia, Chỉ gọi Tân dược chứ không được gọi thuốc Tân dược .Nói tóm lại không được dùng thừa chữ.
Mỗi lần đọc một câu thơ hay một câu đối Hán Việt , tôi vẫn nghĩ đến Thầy Đặng Đương và thầy Lê Văn Thới là 2 người Thầy đã ươm cho tôi lòng yêu thích văn thơ Hán Nôm. Kính gửi đến Hai Thầy, ở một nơi xa lắm, lòng kính trọng và biết ơn của con.
Đỗ Phước Thanh